Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Trang Atlat sử dụng: trang 9, trang 13, trang 14.
- Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta lớn (trên toàn lãnh thổ lượng mưa trung bình phổ biến từ 1600 – 2000mm), song có sự phân hóa phức tạp theo thời gian, không gian.
Giải thích:
+ Do tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, giáp biển đã đem tới lượng mưa lớn và phân hóa theo mùa.
+ Do tác động của yếu tố địa hình và hình dạng lãnh thổ dẫn đến sự phân hóa theo không gian.
- Biểu hiện sự phân hóa theo mùa:
+ Từ tháng XI đến tháng IV được coi là mùa khô của cả nước, lượng mưa phổ biến ở mức từ 200 – 400mm (Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ...), trừ một phần duyên hải miền Trung có lượng mưa khá lớn, từ 800 - 1200mm.
Giải thích:
Do đây là thời kì hoạt động của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh khô (đối với phía Bắc) và gió tín phong nửa cầu Bắc (ở phía Nam). Duyên hải miền Trung có mưa nhiều do tác động của frông, địa hình đón gió Đông Bắc, sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới, bão...
+ Từ tháng V đến tháng X được coi là mùa mưa của cả nước, lượng mưa phổ biến từ 1200 – 1600mm, nhiều nơi mưa trên 2000mm (dẫn chứng: vùng núi cao ở Bắc Bộ và bắc Tây Nguyên...).
Giải thích:
- Do đây là thời kì hoạt động của gió mùa mùa hạ với tính chất nóng ẩm, đem theo lượng mưa lớn.
- Biểu hiện phân hóa theo không gian:
+ Tại các vùng núi cao và các sườn đón gió có lượng mưa cao trên 2400mm, đặc biệt có nơi lên đến trên 2800mm/năm (dẫn chứng).
+ Các khu vực khuất gió (tại các sườn khuất gió, lòng chảo, thung lũng, ) hoặc địa hình song song với hướng gió thịnh hành (vùng cực Nam Trung Bộ) có lượng mưa thấp, nhiều nơi thấp dưới 800mm/năm.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.