a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
a. Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam
- Giới thiệu khái quát
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. + Vùng núi Trường Sơn Nam; từ Bạch Mã đến khối núi cực Nam Trung Bộ. - Nhận xét sự khác nhau
+ Về hướng: Trường Sơn Bắc có hướng tây bắc – đông nam. Trường Sơn Nam có hướng vòng cung, quay lưng về phía đông.
+ Về cấu trúc: Trường Sơn Bắc gồm các dãy núi song song và so le. Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên (dẫn chứng).
+ Về độ cao:
• Trường Sơn Bắc thấp hơn Trường Sơn. Nam (dẫn chứng).
• Trường Sơn Nam có những đỉnh núi cao trên 2000m (dẫn chứng), đặc biệt khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ.
+ Về hình thái:
• Trường Sơn Bắc: hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu (phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế), thấp trũng ở giữa (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).
• Trường Sơn Nam: có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây: sườn đông dốc; phía tây là bề mặt các cao nguyên badan Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao 500 – 800 – 1000 m và các bán bình nguyên xen đồi.
- Giải thích
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: hướng núi chịu sự chi phối của địa máng Đông Dương; được nâng yếu trong vận động Tân kiến tạo, nên chủ yếu là núi thấp.
+ Vùng núi Trường Sơn Nam chịu ảnh hưởng của khối nền cổ Đông Dương, bao gồm cả địa khối Kon Tum. Trong vận động Tân kiến tạo được nâng khá mạnh, nên khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ thuộc núi cao trung bình. Về phía tây và tây nam, hoạt động phun trào badan tạo nên các cao nguyên xếp tầng có độ cao thấp hơn.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.