Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
Trang Atlat sử dụng: trang 6 + 7, trang 10, trang 13, trang 14.
1. Đặc điểm hệ thống sông Hồng và sông Mê Công
Đặc điểm |
Sông Hồng |
Sông Mê Công |
Chiều dài Chiều dài trên lãnh thổ Việt Nam |
1.126 km 556 km |
4.300 km 230 km |
Diện tích lưu vực Diện tích lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam |
143.700 72.700 |
795.000 71.000 |
Tổng lượng nước (tỉ /năm) - Tổng lượng nước mùa cạn (%) - Tổng lượng nước mùa lũ (%) |
120 25 75 |
507 20 80 |
Mùa lũ (tháng) |
6 – 10 |
7 – 12 |
Các phụ lưu ở Việt Nam |
Sông Đà, Sông Lô |
Sông Đắk Krông, sông Krông Pơkô... |
Các của sông chính |
Ba Lạt, Trà Lí, Đáy |
Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Tranh Đề, Bát Xắc. |
2. Giải thích
a. Chế độ nước sông phụ thuộc nhiều vào các nhân tố: lưu vực sông, địa hình, chế độ mưa, lớp phủ thực vật...
b. Chế độ nước sông Mê Công điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng là vì những lí do sau đây:
- Đối với sông Mê Công:
+ Diện tích lưu vực sông Mê Công lớn hơn diện tích lưu vực sông Hồng và chỉ có 15% diện tích lưu vực ở trên lãnh thổ Việt Nam vì thế mức độ tập trung nước mưa giảm. Tổng lượng dòng chảy ở Việt Nam chỉ chiếm 11,5 % tổng lượng dòng chảy của sông Mê Công.
+ Lưu vực sông Mê Công có dạng hình lông chim, diện tích lớn, độ dốc đồng bằng nhỏ. Đặc biệt là do tác dụng điều hoà nước của hồ Tônlê Xáp. Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, lũ lên chậm và xuống chậm.
+ Khi sông Mê Công đổ ra biển lại chia làm 9 cửa sông khiến cho nước lũ thoát nhanh.
+ Địa hình thấp cộng với hệ thống kênh rạch dày đặc có tác dụng phân lũ nhanh sang các khu vực xung quanh.
- Đối với sông Hồng:
+ Diện tích lưu vực sông Hồng tuy nhỏ hơn diện tích lưu vực sông Mã Công nhưng phần lớn lưu vực chảy trên lãnh thổ Việt Nam vì thế mức độ tập trung nước mưa lớn.
+ Tổng lượng dòng chảy của sông Hồng trên lãnh thổ nước ta chỉ có 24% tổng lượng nước, trong khi đó sông Đà là 47%.
+ Lưu vực sông Hồng có dạng hình nan quạt, khi lũ xảy ra thường có sự phối hợp của dòng chính với các phụ lưu, gây lũ lớn, có khả năng vỡ đê uy hiếp cả vùng đồng bằng rộng lớn.
(Lũ của hạ lưu sông Hồng do ba dòng sông tạo nên: sông Đà 41 – 46%, sông Lô 20 – 34%, sông Thao 15 – 23%).
+ Hình thái lưu vực sông Hồng dốc nhiều ở thượng nguồn, dốc ít ở hạ nguồn, lũ sông Hồng lên nhanh nhưng xuống chậm. Rừng đầu nguồn lại bị chặt phá, hạn chế khả năng giữ nước trong mùa mưa lũ.
+ Khi đổ ra biển chỉ có ba cửa sông nên khả năng thoát lũ chậm hơn so với sông Mê Công.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
2. Nhận xét tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của các tỉnh ở nước ta.
3. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này.
Kể tên và xác định phạm vi, ranh giới các miền, vùng khí hậu ở nước ta. Nếu ảnh hưởng của địa hình tới sự phân hóa các miền, vùng khí hậu đó.