Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

11/07/2024 76

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trang Atlat sử dụng: trang 8, trang 9, trang 10, trang 12, trang 13.

     1. Khái quát về miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

     Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và Biển Đông, phía nam giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, phía tây giáp Lào. Đây là miền tự nhiên có lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang theo chiều đông – tây. Tuy cùng nằm trong một miền tự nhiên nhưng đặc điểm sông ngòi của miền có sự phân hóa khá rõ rệt.

     2. Sự phân hóa sông ngòi

     a. Sự phân hóa về mật độ

     Nhìn chung mật độ các sông của vùng Tây Bắc thấp hơn so với vùng Bắc Trung Bộ.

     Giải thích:

     Do Tây Bắc có diện tích rộng lớn, đại bộ phận địa hình của miền là núi non hiểm trở còn Bắc Trung Bộ tuy lãnh thổ hẹp nhưng lại có nhiều sông nhỏ bắt nguồn từ vùng núi phía tây đổ ra biển.

     b. Sự phân hóa về hướng chảy:

     - Sông ngòi ở miền Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ như các sông Đà, sông Mã, sông Cả... đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam.

     Giải thích:

     Do hướng nghiêng chung của địa hình và hướng các dãy núi, cao nguyên (như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu...) trong miền quy định.

     Sông ngòi ở phía nam của Bắc Trung Bộ như các sông Bến Hải, sông Cam Lộ, sông Hàn có hướng chảy chính là tây – đông.

     Giải thích:

     Do địa hình của khu vực hẹp ngang, núi lan sát ra biển, các sông đều bắt nguồn từ sườn đông của Trường Sơn Bắc và đổ trực tiếp ra Biển Đông.

     c. Sự phân hóa về chiều dài và độ dốc (hình thái sông).

     - Các con sông ở Tây Bắc và phía bắc Bắc Trung Bộ có chiều dài lớn (như sông Đà, sông Mã, sông Cả) và độ dốc lòng sông nhỏ hơn so với các sông ở phía nam của miền.

     Giải thích:

     Do chảy trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, chiều dài dòng sông lớn nên độ dốc trung bình của các sông này nhìn chung thấp hơn.

     - Các sông ở phía nam Bắc Trung Bộ là các sông nhỏ, ngắn và có độ dốc lớn.

     Giải thích:

     Do đây là khu vực có lãnh thổ hẹp ngang nhất nước ta, các sông bắt nguồn từ các sườn núi cao của dãy Trường Sơn Bắc và đổ thẳng ra biển.

     d. Sự phân hóa về thủy chế

     - Về tổng lưu lượng dòng chảy:

     + Nhìn chung các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ có tổng lưu lượng lớn hơn các sông ở phía nam.

     Giải thích:

     Do đây là các con sông có diện tích lưu vực và chiều dài lớn trong khi các sông ở phía nam Bắc Trung Bộ là các con sông có diện tích lưu vực nhỏ, ngắn.

     - Đặc điểm thủy chế: sông ngòi của miền có sự phân mùa lũ vẫn có sự phân hóa rõ rệt:

     + Sông ngòi Tây Bắc có chế độ lũ vào mùa hạ.

     Giải thích:

     Do nguồn cung cấp nước cho các con sông ở đây đều là nước mưa, trong vùng có chế độ mưa mùa hạ: biểu hiện ở các trạm Điện Biên Phủ, Sa Pa đều có mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa cạn vào thu – đông trùng với mùa khô của khí hậu.

     + Sông ngòi ở khu vực Bắc Trung Bộ có chế độ lũ phức tạp: Mùa lũ chính vào thu – đông, lũ trên các sông ở Bắc Trung Bộ lên nhanh, rút nhanh.

     Giải thích:

     Do miền có chế độ mưa thu - đông rõ rệt (trạm Đồng Hới có mùa mưa chính từ tháng 8 đến tháng 12, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng X), lũ lên nhanh và rút nhanh do các sông ở đây đều là các sông nhỏ, ngắn và dốc.

     Ngoài lũ chính vào thời kì thu - đông, vào thời kì đầu mùa hạ mực nước dâng lên thấp song vẫn tạo nên một đỉnh lũ phụ – lũ Tiểu mãn.

     Giải thích:

     Do các trận mưa dông đầu mùa hạ gây nên.

     e. Sự phân hóa về hàm lượng phù sa:

     - Nhìn chung các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ có hàm lượng phù sa lớn hơn so với các sông ở phía nam của miền.

     Giải thích:

     Do ở Tây Bắc tỉ lệ che phủ của rừng còn rất thấp, địa hình dốc và mưa tập trung dưới hình thức những trận mưa rào. Phía nam của Bắc Trung Bộ tỉ lệ che phủ rừng còn cao. (Dựa vào bản đồ "Thực vật và Động vật", trang 12).

     f. Sự phân hóa về giá trị kinh tế của sông ngòi

     - Các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ, đặc biệt là sông Đà có giá trị thủy điện lớn (sông Đà có trữ lượng thủy năng khoảng 6 triệu KW). Ngoài ra các con sông này cũng có giá trị nhất định về bồi đắp phù sa và giao thông vận tải.

     Giải thích:

     Do đây là những con sông lớn, lắm thác ghềnh.

     - Các con sông ở phía nam của Bắc Trung Bộ ít có giá trị về mặt kinh tế hơn.

     Giải thích:

     Các sông có tổng lượng nước thấp, các sông đều nhỏ, ngắn và dốc.

     Như vậy qua sự phân hóa sông ngòi của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thì nổi bật hơn cả là phân hóa bắc – nam: giữa Tây Bắc và phần phía bắc của Bắc Trung Bộ với phần phía nam của Bắc Trung Bộ. Nguyên nhân là do các đặc điểm về địa hình, hình dạng lãnh thổ và khí hậu có sự phân hóa Bắc – Nam dẫn tới sự phân hóa sông ngòi của miền.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 63

Câu 2:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 58

Câu 3:

So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 55

Câu 4:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 55

Câu 5:

a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 55

Câu 6:

a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 55

Câu 7:

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.

Xem đáp án » 05/05/2024 54

Câu 8:

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 53

Câu 9:

Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 51

Câu 10:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.

Xem đáp án » 04/05/2024 48

Câu 11:

3. Làm rõ sự phân bố dân cư không đều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và nêu hướng giải quyết.

Xem đáp án » 04/05/2024 48

Câu 12:

Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 47

Câu 13:

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.

Xem đáp án » 05/05/2024 47

Câu 14:

b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?

Xem đáp án » 05/05/2024 47

Câu 15:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 46