Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Bất chợt đêm trăng mất điệnVóng lên tiếng kêu hoài nhớ ngọn đèn dầuNgười xa xứ hỏi con đường cũ:"Làng ta đang ở đâu"Làng ta đang ở đâu!Đêm Trung thu nào thấy bóng đaMái đình trùng tu đổi màu rêu cũMẹ về chợ, mớ rau trong rổ nhựaBà lên chùa, phẩm oản gói ni lôngVịt siêu trứng không mò cua bắt ốcGà gia công không nhặt thóc đống rơmCon ếch, con lươn lên hàng đặc sảnCon cà cuống cay nơi khách sạn thị thành.Làng tôi năm hai nghìnBao dập dồn hiện đạiNhững đám rước bóng điện mờ điện nhạtNhững đám tang không chống gậy giật lùiBao ngỡ ngàng xuôi ngượcTuổi mẫu giáo thi nhau làm sinh nhậtTuổi cổ lai hy xây một trước cho mìnhBao đổi thay kỳ dịCô thợ cấy đấu cờ trên màn hình điện tửBác thợ cày hút thuốc lào mê bản tin quốc tếCả làng sôi lên cùng trái bóng châu Âu.Làng tôi đang về đâuQuê hương xưa hàng ngày thành khách lạDân làng xưa không còn là người cũBờ tre đổi hìnhAo làng đổi bóngNỗi nhớ xa quê cũng thay đổi bóng hình.Làng tôi năm hai nghìnNgười về quê cầm tiếng ô tô tìm chùm khế ngọtLạc vào vườn nhãn năm hoaLạc vào vườn hồng không hạtĐêm hai nghìn sáng bừng nước mắtGiọt lệ lăn về đâu!
Rút trong tập thơ "Hạt gạo đồng trời" của Nguyễn Tấn Việt.
Cụm từ “nhớ ngọn đèn dầu” ẩn dụ cho điều gì?
A.Nhớ những thành tựu khoa học kĩ thuật
B.Nhớ những điều giản dị của ngôi làng lúc xưa
C.Nhớ ông bà, tổ tiên
D. Nhớ ánh sáng ấm áp
Cụm từ “nhớ ngọn đèn dầu” thể hiện nỗi nhớ của tác giả về những điều giản dị của ngôi làng lúc xưa.
Đáp án cần chọn là: B
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hạnh phúc
Là sự bình yên sau những trận bom rền
Là qua trận sốt rét rừng
Đồng đội không người nào nằm lại
Là những lời hẹn hò bên nhau mãi mãi
Là lửa cháy na pan không thiêu chảy tiếng cười…
Hạnh phúc
Là khi những người lính trở về
Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ
Nhận ra mình hãy còn thơ bé
Òa khóc một lần cho thỏa những ước ao….”
(Khúc vĩ thanh sau cuộc chiến – Chu Thị Thơm)
Phép liệt kê trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hạnh phúc
Là sự bình yên sau những trận bom rền
Là qua trận sốt rét rừng
Đồng đội không người nào nằm lại
Là những lời hẹn hò bên nhau mãi mãi
Là lửa cháy na pan không thiêu chảy tiếng cười…
Hạnh phúc
Là khi những người lính trở về
Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ
Nhận ra mình hãy còn thơ bé
Òa khóc một lần cho thỏa những ước ao….”
(Khúc vĩ thanh sau cuộc chiến – Chu Thị Thơm)
Xác định hai biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ?
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp tu từ nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?
(2) Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản, cực kì ngắn gọn: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình”. Hãy tôn trọng bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. […] Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.
(Lắng nghe lời thì thầm của trái tim – Phạm Lữ Ân)
Đoạn trích (1) sử dụng biện pháp tu từ gì?
Đọc văn bản sau:
Cái nhiệt kế và máy điều hoà nhiệt độ
(1) Bạn có biết sự khác biệt giữa cái nhiệt kế và máy điều hoà nhiệt độ không?
(2) Cái nhiệt kế đơn thuần chỉ cho chúng ta biết nhiệt độ của từng vùng riêng biệt. (3) Ví dụ như cái nhiệt kế của bạn đang chỉ 35 độ C và bạn đem nó vào trong phòng máy lạnh có nhiệt độ là 28 độ C thì nó sẽ thay đổi chỉ số của mình để phù hợp với nhiệt độ của phòng là 28 độ C. (4) Cái nhiệt kế luôn điều chỉnh đề hoà hợp với nhiệt độ của môi trường xung quanh.
(5) Cái máy điều hoà thì ngược lại, nó điều chỉnh nhiệt độ trong phòng. (6) Nếu trong phòng đang có nhiệt độ là 28 độ C và máy điều hoà cài đặt ở 20 độ C thì chẳng bao lâu nhiệt độ trong phòng là 20 độ C, phù hợp với chỉ số của máy điều hoà.
(Bài học làm người - Nxb Trẻ, 2006)
Văn bản trên sử dụng biện pháp tu từ chính là gì?
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
Xin cho lá mùa xuân xanh trên rừng hoạn nạnXin cho những bàn chân hãy nối trên tật nguyềnXin cho mặt đường lặng lẽ đêm đêmXin cho bầu trời rộn tiếng chim muôngVà còn bao cánh đồng đang chờ lúa mới lên thơmXin thêm những bàn tay dưới đôi vai nhiều ngườiXin chút nắng về soi trên mắt không còn ngàyXin vui cùng màu gạch ngói tươiQuê hương hẹn hò chuyện cất xâyVà xin những sớm mai đàn em thơ đứng cười tương lai một ngày thật mớiXin ôi những mùa xuân xanh cho lòng tuyệt vọngXin cây trái mọc ngon cho kiếp dân nhục nhằnXin cho trường học mở lớp đêm đêmXin cho ngục tù thành những công viênVà xin cho đứng gần một đời sống không mang thù hậnXin chim én mùa xuân hãy hát chung một lờiCho xương máu Việt Nam có phút giây phục hồiTrên đất ngậm ngùi thành những nương khoaiTrâu ra ruộng đồng cày luống tương laiÐường làng xưa có người những chiều gồng gánh yên vuiXin cho những dòng sông cá nhấp nhô đầy thuyềnCho những chuyến đò ngang những sớm mai rộn ràngQuê hương đền bù từng vết thươngÐôi tay cuộc tình vòng ấm êmTừ trong những xóm thôn bà mẹ quê đứng nhìn đêm đêm nhà nhà đèn sángXin cho mắt nhìn quen những đóa sen nụ hồngXin cho những buồng tim máu đã qua bình thườngXin cho học lại từng tiếng yêu thươngXin cho mọi người nhìn mắt anh emVà xin thêm những ngày tìm hạnh phúc mai đây làm người.
Xuân nguyện – Trịnh Công Sơn
Hai biện pháp tu từ chủ đạo trong văn bản trên là?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng các dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ hi vọng giải phóng giống nồi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối sự tự do của mình…”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Theo SGK Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr.90)
Trong câu “…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
MỪNG CON VÀO ĐẠI HỌC
Nhận tin vui con vào đại học
Ba thì cười mà má con thì khóc
Mười tám năm gieo trồng khó nhọc
Cây nhà mình cho quả bói đầu tiên
Nhà mình nghèo, con lặng lẽ lớn lên
Thương mẹ cha con chăm làm, chăm học
Là anh cả biết rằng con khó nhọc
Ba mẹ thương mà chẳng nói bằng lời
Nay con bước đi chập chững vào đời
Bao chông gai đón đợi con phía trước
Mong cho con đừng bao giờ lạc bước
Bước chân vào những ngõ cụt đường cong
Thế giới quanh con không chỉ màu hồng
Cạnh đỉnh hào quang là vực sâu tăm tối
Sự chân thành và những điều giả dối
Chẳng phải bao giờ cũng dễ nhận ra
Lần đầu tiên ra khỏi ao nhà
Gặp biển lớn, con vẫy vùng thỏa thích
Nhưng con ơi, hãy gắng bơi về đích
Chớ buông tay mà sóng cuốn xa bờ
Con hãy bay cao cho thỏa ước mơ
Đừng quẩn quanh, gà con chui cánh mẹ
Hãy thắp cho mình niềm tin tuổi trẻ
Chớ yếu hèn, nản chí, buông xuôi
Cô bác xa gần đến để chia vui
Ba cười mà trong lòng thổn thức
Ai cũng khen con chuyên cần, nỗ lực
Mẹ mừng mà nước mắt tuôn rơi
Quả nhà mình còn non lắm con ơi!
Gắng gìn giữ kẻo quả xanh rụng mất
Ba mẹ bây giờ chỉ ước mong lớn nhất
Được một ngày nếm quả ngọt con dâng.
Nguyễn Quang Hoàn
Biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ sau là?
Quả nhà mình còn non lắm con ơi!
Gắng gìn giữ kẻo quả xanh rụng mất
Ba mẹ bây giờ chỉ ước mong lớn nhất
Được một ngày nếm quả ngọt con dâng.
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
(Hỏi - Hữu Thỉnh)
Cách lặp lại ba câu hỏi cuối có tác dụng gì?
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
Khi nói về tác hại của chứng lo âu, bác sĩ Alexis Carrel, người từng đoạt giải Nobel về Y học nói rằng: “Những người không biết cách chống lại âu lo thường chết trẻ”. Còn theo bác sĩ O.F. Gober, Bác sĩ trưởng của Hiệp hội Bệnh viện Gulf, Golarado và Santa Fe, thì chỉ cần sống mà không còn phải sợ hãi hay lo nghĩ thì 70% người bệnh có thể tự chữa khỏi bệnh cho mình. Nguyên do là vì nỗi sợ hãi khiến chúng ta luôn lo nghĩ. Việc suy nghĩ thường xuyên gây ra tình trạng căng thẳng đầu óc, ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh điều khiển các bộ phận khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là dạ dày. Nó là nguyện nhân của những căn bệnh như khó tiêu, viêm loét dạ dày, rối loạn nhịp tim, đau đầu, chứng tê liệt, vv. Tiến sĩ Joseph F. Montague, tác giả cuốn sách Nervous Stomach Trouble (Đau dạ dày do suy nhược thần kinh), khẳng định: “Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày không phải là do chế độ ăn mà do chính suy nghĩ của chúng ta. Và một điều quan trọng nữa là diễn tiến của bệnh tùy thuộc vào diễn biến thăng trầm của cảm xúc”.
Kết luận đó được chứng minh qua một nghiên cứu được thực hiện trên 15.000 bệnh nhân đang được điều trị chứng đau dạ dày ở Mayo Clinic. Có đến 4/5 số trường hợp đều không thể dùng cơ sở y học để lý giải nguyên nhân gây bệnh. Cho đến bây giờ, người ta vẫn cho rằng sợ hãi, lo âu, oán ghét, ích kỷ quá đáng và tình trạng bất lực trước việc thích ứng với cuộc sống thực tại mới là căn nguyên của bệnh này. Trên thực tế, bênh viêm loét dạ dày có thể gây chết người. Theo tạp chí Life, viêm loét dạ dày đứng thứ 10 trong danh sách các bệnh hiểm nghèo mà con người đang phải đương đầu.
Trích Quẳng gánh lo đi và vui sống - Dale Carnegie
Trong câu “Cho đến bây giờ, người ta vẫn cho rằng sợ hãi, lo âu, oán ghét, ích kỷ quá đáng và tình trạng bất lực trước việc thích ứng với cuộc sống thực tại mới là căn nguyên của bệnh này.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
VẪN CẦN CÓ MẸ
Cho dù con sắp già rồi
Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ
Vẫn cần Mẹ hát ầu ơ
Ru con khỏi những bơ vơ lòng mình.
Cho dù sáng giá công danh
Con vẫn cần Mẹ ân cần sớm hôm
Một chén nước, một bát cơm
Từ tay Mẹ, vẫn sướng hơn tiệc tùng.
Cho dù con là người hùng
Con vẫn cần Mẹ mắc mùng đêm khuya
Gió từ tay quạt Mẹ đưa
Mát hơn ngàn vạn cơn mưa đầu mùa.
Mẹ ơi con biết là thừa
Nói câu "ơn Mẹ", dù chưa bao giờ
Con biết Mẹ cũng chẳng chờ
Nuôi con khôn lớn để nhờ mai sau.
Nhưng mà con thấy xót đau
Cả đời Mẹ đã dãi dầu đắng cay
Con đi biền biệt tháng ngày
Lúc dừng chân đã mây bay trắng đầu.
Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu
Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà
Con về gần, Mẹ đã xa
Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà, mồ côi!
Mai sau dù có già rồi
Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ!
Nguyễn Văn Thu
Biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ sau: “Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu/ Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà”?
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
ĐIỀU TÔI MUỐN BIẾT
Tôi không quan tâm bạn mưu sinh thế nào mà chỉ muốn biết bạn khao khát điều gì và có dám mơ ước đạt được điều mình đang khao khát không...Tôi không quan tâm bạn bao nhiêu tuổi mà chỉ muốn biết bạn có dám như một kẻ ngốc liều mình vì tình yêu, vì những ước mơ và vì một chuyến phiêu lưu để được tồn tại trong cuộc đời này không...Tôi không cần biết điều gì mới phù hợp với ước mơ của bạn mà chỉ muốn biết bạn đã dám đối mặt với nỗi đau bị cuộc đời dối trá hay lại khép chặt lòng mình vì e sợ lại một nỗi đau khác...Tôi muốn biết bạn có dám ngồi lại với nỗi đau của tôi hay của chính bạn; có dám khiêu vũ thật điên cuồng để sự say mê tràn ngập đến tận đầu ngón tay và ngón chân của mình mà không cần phải e dè giữ ý, phải thực tế hay phải luôn nhớ đến những giới hạn của con người...Tôi không quan tâm câu chuyện bạn kể có thật hay không mà chỉ muốn biết bạn có dám làm thất vọng người khác để thành thật với bản thân mình... Liệu bạn có thể chịu đựng bị kết tội phản bội mà vẫn không phản bội lại chính nhân cách của mình... Liệu bạn sẽ trung thực và vì thế sẽ đáng được tin cậy chứ...Tôi muốn biết liệu bạn có nhận ra vẻ đẹp dù cho hằng ngày nó chẳng hề xinh đẹp, và liệu bạn có thể quyết định cuộc đời mình mà không cần sự hiện diện của Chúa...Tôi muốn biết liệu bạn sẽ chịu đựng được thất bại của lẫn bạn và tôi, đứng bên bờ hồ mà hét vang đến tận trời cao là “có”...Tôi muốn biết liệu bạn có thể thức dậy dù sau đêm dài đau khổ, thất vọng, kiệt sức và rã rời mà làm những gì phải làm cho các con của bạn không...Tôi không quan tâm bạn là ai hay làm sao đến được đây. Tôi chỉ muốn biết liệu bạn có thể sát cánh cùng tôi trong lửa đỏ và sẽ không chùn bước thoái lui...Tôi không quan tâm bạn đã học ở đâu, những gì và của ai. Tôi chỉ muốn biết liệu bạn có thể một mình đối diện với bản thân chân thật như người bạn bạn có bên mình trong những giây phút đơn độc...
Trích http://songdep.xitrum.net/nghethuatsong/847.html
Điệp từ được lặp lại ở mỗi câu văn có tác dụng gì?
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma quỷNhân danh ai?Bay mang những B 52Những na-pan, hơi độcTừ toà Bạch ỐcTừ đảo Guy-amĐến Việt NamĐể ám sát hoà bình và tự do dân tộcĐể đốt những nhà thương, trường họcGiết những con người chỉ biết yêu thươngGiết những trẻ em chỉ biết đến trườngGiết những đồng xanh bốn mùa hoa láVà giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc hoạ!
Nhân danh ai?Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tàiÔi những người con trai khoẻ đẹpCó thể biến thiên nhiên thành điện, thépCho con người hạnh phúc hôm nay!
Nhân danh ai?Bay đưa ta đến những rừng dàyNhững hố chông, những đồng lầy kháng chiếnNhững làng phố đã trở nên pháo đai ẩn hiệnNhững ngày đêm đất chuyển trời rung…Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùngĐến em thơ cũng hoá thành những anh hùngĐến ong dại cũng luyện thành chiến sĩVà hoa trái cũng biến thành vũ khí!
Trích Ê-mi-li, con – Tố Hữu
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu thơ sau?
Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma quỷNhân danh ai?Bay mang những B 52Những na-pan, hơi độcTừ toà Bạch ỐcTừ đảo Guy-amĐến Việt NamĐể ám sát hoà bình và tự do dân tộcĐể đốt những nhà thương, trường họcGiết những con người chỉ biết yêu thươngGiết những trẻ em chỉ biết đến trườngGiết những đồng xanh bốn mùa hoa láVà giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc hoạ!
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
. Bây giờ má tôi muốn gặp dì, nhưng lâu quá, chờ hoài không thấy dì ghé lại đậu ngoài bến như ngày xưa, đã mười mấy năm rồi, không biết có biến cố gì không. Chỉ tội má tôi tảo tần kiếm cho kỳ được. Tôi hỏi má tìm làm gì, má tôi nói để cho hai người gặp lại, coi thần trí ba mầy có đỡ hơn không. Rồi thì ba tôi cũng mỏi mòn nằm xuống trên mảnh vườn của nội tôi, bình yên. Má tôi vẫn không ngừng tìm kiếm dì, hỏi để làm gì, má tôi nói để cho dì hay và nói với dì, nếu sống mà không gần được chừng nào chết, mời dì lên nằm trên đất vườn tôi.
Ðó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về những dòng sông miên man chảy.
Trích Dòng nhớ - Nguyễn Ngọc Tư
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu văn sau?
Rồi thì ba tôi cũng mỏi mòn nằm xuống trên mảnh vườn của nội tôi, bình yên.
Trong câu Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?