Bộ đội đã nhập vào sân bay nào của Pháp để phá hủy máy bay?
A.Gia Lâm
B.Nội Bài
C. Tân Sơn Nhất
Ở Bắc Bộ, bộ đội Hà Nội đột nhập sân bay Gia Lâm, phá hủy 18 máy bay. Các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân du kích làm tê liệt Đường số 5, tiêu diệt nhiều đồn bốt sau lưng địch. Phần lớn đồng bằng Bắc Bộ được giải phóng.
Đáp án cần chọn là: A
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Thế kỉ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng
nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế,…
Trong một vài thập kỉ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới. Khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương sau khủng hoảng tài chính - kinh tế có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.
Những nét mới ấy trong tình hình thế giới và khu vực có tác động mạnh mẽ đến tình hình nước ta. Trước mắt nhân dân ta có cả cơ hội lớn và thách thức lớn.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG, H., 2001, tr 64 - 65)
Một thực tế không thể đảo ngược của toàn cầu hoá là
Nước Việt Nam cần hòa bình để kiến thiết đất nước, Vì vậy, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên trì giải quyết mối quan hệ bang giao hòa bình và hợp tác với Chính phủ Pháp. Việt Nam đã phải nhân nhượng khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946.
Việt Nam nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Những người cầm đầu chính phủ Pháp lúc bấy giờ tuy có khác nhau ít nhiều trong cách giải quyết vấn đề bang giao Pháp-Việt, song đều có một quyết tâm chung là giành lại quyền thống trị của chúng ở Việt Nam và toàn bộ bán đảo Đông Dương với bất cứ giá nào, trong đó, cực đoạn phản động nhất là tướng tá điều hành quân sự ở Đông Dương như Đacgiăngliơ, Valuy, Pin hông…
Hiệp định Sơ bộ 6-3 vừa kí kết đã bị thực dân phản động Pháp phản bội. Quân Pháp đã tấn công các vị trí của quân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Ngày 10-4-1946, tướng Valuy đã kí và ban hành “phương án số 2” nhằm thực hiện các biện pháp hữu hiệu có tác dụng biến đổi dần “cái kịch bản của một hành động thuần túy quân sự” thành kịch bản của cuộc đảo chính.
(Theo Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, trang 46)
Tại sao Việt Nam lại kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946?
Khi nào là cơ hội để các nước Đông Nam Á vùng lên giải phóng dân tộc?
Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ đã vượt qua nhiều thử thách và đạt được những bước tiến mới trong vòng 20 năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Ở Trung Quốc, phong trào Ngũ Tứ đã mở đầu thời kì cách mạng dân chủ mới. Ở Ấn Độ, Đảng Quốc Đại, đứng đầu là Ma-hát-ma Gan-đi, đã lãnh đạo phong trào giải phóng dân tôc theo đường lối bất bạo động, bất hợp tác.
Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Mở đầu phong trào là cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn, đòi trừng trị những phần tử bán nước trong chính phủ . Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hôi tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân.
(SGK Lịch sử 11, trang 79)
Ai là người lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đứng lên đấu tranh?
Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.
Trong bối cảnh đó, tháng 3 – 1921, Đảng Bìnsevich Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới(NEP) do V.I. Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trung thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường. Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp. Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động. Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.
Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 53 – 54).
Chính sách kinh tế mới bao gồm các chính sách chủ yếu về
Ở Bắc Bộ, bộ đội Hà Nội đột nhập sân bay Gia Lâm, phá hủy 18 máy bay. Các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân du kích làm tê liệt Đường số 5, tiêu diệt nhiều đồn bốt sau lưng địch. Phần lớn đồng bằng Bắc Bộ được giải phóng.
Ở Trung Bộ, quân dân Liên khu V chặn đứng cuộc tiến công Át lăng lần thứ hai, tiêu diệt gần 5000 tên địch. Bộ đội Tây Nguyên đánh mạnh trên các Đường số 14, 19 và tập kích lần thứ hai vào thị xã Plâyku, diệt nhiều tên địch.
Ở Nam Bộ, kết hợp với các cuộc tiến công của bộ đội, nhân dân nổi dậy vừa uy hiếp, vừa làm công tác binh vận, đã bức rút hoặc diệt hàng nghìn đồn bốt, tháp canh của địch. Tại Sài Gòn và các đô thị, phong trào đấu tranh chính trị đòi hòa bình, cải thiện dân sinh và chiến tranh du kích dấy lên mạnh mẽ.
Cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128200 địch, thu 19 000 súng các loại, bắn cháy và phá hủy 162 máy bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước.
(Theo SGK Lịch sử 12, trang 151-152)
Bộ đội Tây Nguyên đã đánh mạnh vào đường số mấy?
Máy bay Mĩ đã ném bom ồ ạt nhiều loạt bom đạn xuống các khu đông dân, bệnh viện, trường học, bến xe, nhà ga…, gây nhiều thương vong cho nhân dân ta. Số lượng bom đạn Mĩ ném trong 12 ngày đêm lên tới 10 vạn tấn (riêng Hà Nội là 4 vạn tấn), với sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử thuộc loại Mĩ ném xuống Nhật Bản vào năm 1945. Đây thật sự là cuộc tập kích chiến lược bằng không quân với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh.
Nhờ chuẩn bị tốt cả về tư tưởng và tổ chức, lực lượng và phương tiện, quân dân ta ở miền Bắc , trực tiếp là quân dân Hà Nội, Hải Phòng… đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 của Mĩ.
Trong toàn bộ cuộc chiến đấu đập tan cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân dân ta đã đánh rơi 81 máy bay Mĩ (trong đó có 34 máy bay B2, 5 máy bay F111), bắt sống 44 giặc lái, bắn chìm và bắn hỏng 9 tàu chiến. Riêng Hà Nội đã bắn rơi 30 máy bay, trong đó có 23 máy bay B52, 2 máy bay F111.
(Theo Đại cương Lịch sử Việt Nam tập III, trang 245)
Mĩ thực hiện ném bom xuống Hà Nội trong thời gian bao lâu?
10 giờ 45 phút ngày 30-4, các đơn vị của Quân đoàn II, bằng xe tăng và pháo binh, tiến thẳng vào “Dinh Độc lập”, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Mấy tiếng đồng hồ trước đó, lúc bầu trời Sài Gòn chưa sáng hẳn, một máy bay lên thẳng từ sân thượng tòa nhà Sứ quán Mĩ chở Đại sứ Martin rời khỏi Sài Gòn.
11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Cùng với đại quân của ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại ở Nam Bộ, theo đúng kế hoạch của Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền, với phương châm “xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh” đã nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy chiếm các căn cứ quận lị, tỉnh lị, bức đối phương phải nộp vũ khí đầu hàng. Đến 2-5-1975, lực lượng vũ trang và bộ máy chính quyền của Dương Văn Minh ở Nam Bộ và trên khắp miền Nam nước ta tan rã hoàn toàn.
(Theo Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, trang 268-269)
Khi nào báo hiệu dấu hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh?
Từ tháng 5-1949, Mĩ từng bước can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Ngày 23-12-1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế-tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó, Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Tháng 9-1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
Sau những hiệp định này, viện trợ của Mĩ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong ngân sách chiến tranh của Pháp ở Đông Dương: năm 1950 là 52 tỉ phrăng – chiếm 19% ngân sách; năm 1954 là 555 tỉ - chiếm 73% ngân sách. Các phái đoàn viện trợ kinh tế, cố vấn quân sự Mĩ đến Việt Nam ngày càng nhiều. Các trung tâm và các trường huấn luyện của Mĩ bắt đầu tuyển chọn, đưa người Việt Nam sang học ở Mĩ.
(Theo SGK Lịch sử lớp 12, trang 139)
Sự kiện nào đánh dấu việc Mĩ bắt đầu dính líu và can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương?
Nhận định nào dưới đây đúng với thực chất của “Chính sách kinh tế mới” (NEP)?
Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội. Ðộng lực của giải phóng và phát triển đã đem lại thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười; đã tạo ra sức mạnh cho chính quyền Xô-viết vượt qua vòng vây của các thế lực đế quốc thù địch; đã tập hợp hàng trăm triệu quần chúng lao động cống hiến hết mình trong sự nghiệp biến ước mơ về một xã hội không còn bóc lột, áp bức thành hiện thực; đã chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, mở rộng chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới.
Con đường Tháng Mười cũng đã dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên như những dòng thác giải phóng đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó nhiều nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh Tháng Mười và con đường xã hội chủ nghĩa cũng đã buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, quyền công dân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... Với tất cả các sự thật ấy, Cách mạng Tháng Mười Nga và sản phẩm trực tiếp của nó là chủ nghĩa xã hội được khẳng định là sự kiện và nhân tố có tác động sâu xa nhất, quyết định nhất đối với tiến trình lịch sử thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.
PGS.TS.Nguyễn Viết Thảo(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
Sự kiện nào được coi là nhân tố có tác động quyết định nhất tới tiến trình lịch sử thế kỉ XX?
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 là gì?