Phương pháp giải:
Căn cứ kiến thức về các tác phẩm đã học.
Giải chi tiết:
A. Hầu trời. => Là tác phẩm của nhà thơ Tản Đà, sáng tác trong phong trào Thơ mới.
B. Tống biệt hành. => Là tác phẩm của nhà thơ Thanh Tâm, sáng tác năm 1940 trong phong trào Thơ mới.
C. Ông đồ. => Là tác phẩm của nhà thơ Vũ Đình Liên, tác phẩm đã đưa tên tuổi của ông trở nên có vị trí trong phong trào Thơ mới.
D. Đoàn thuyền đánh cá. => Là tác phẩm của nhà thơ Huy Cận, sáng tác vào năm 1958 – 4 năm sau khi miền Bắc được giải phóng, đất nước bắt đầu bước vào thời kì xây dựng sau chiến tranh => Tác phẩm không thuộc phong trào Thơ mới.
Cho biểu đồ về sự tác động của một số thực phẩm tới môi trường:
(Nguồn: ourwordindata.org)
Thực phẩm nào tác động tới môi trường nhiều nhất?
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu các câu từ 56 đến 60:
Một người trẻ nói: “Tôi vốn quen sống ngẫu hứng, tôi muốn được tự do. Kỷ luật không cho cuộc sống của tôi điều gì”. Bạn có biết khi quan tâm quá nhiều đến điều có thể nhận được sẽ khiến bản thân mê đắm trong những điều phù phiếm trước mắt. Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa. Người lính trong quân đội được học từ những điều cơ bản nhất của kỷ luật như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn cơm đúng bữa, gấp quân trang đúng cách,… cho đến những kỷ luật cao hơn như tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, đoàn kết trong tập thể,…Tất cả những điều đó để hướng tới một mục đích cao hơn là thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu, là tất cả phục vụ vì nhân dân vì đất nước. Đó là lý tưởng của họ. Thành công đến cùng tính kỷ luật tạo dựng sự bền vững lâu dài. Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc. Nó giúp bạn giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Không những vậy, kỷ luật còn là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn. Người thầy luôn đặt ra những thử thách rèn bản thân sống có nguyên tắc hơn nhắc nhở bản thân từ mục đích ban đầu khi ra bước đi là gì. Kỷ luật không lấy đi của bạn thứ gì nó đem đến cho bạn nhiều hơn những điều bạn tưởng.
(Nguồn https://www.ctgroupvietnam.com/Tin-Tuc/cau-chuyen-cuoi-tuan-suc-manh-cua-tinh- ky-luat)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Nội dung đoạn thơ trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở.”
(Trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường, SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Rừng già đã hun đúc cho sông Hương bản lĩnh và tâm hồn như thế nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.
(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Nội dung của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Đoạn trích trên, tác gỉa đã cảm nhận đất nước từ khía cạnh nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mỹ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong...
(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Nhân vật Việt trong đoạn trích trên bộc lộ rõ nét nhất phẩm chất gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
(Trích đoạn trích Tràng Giang, Huy Cận, SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2)
Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Trong hệ tọa độ Õy, cho điểm M biểu diễn số phức . Gọi N là điểm thuộc đường thẳng y=3 sao cho tam giác OMN cân tại O. Điểm N là điểm biểu diễn của số phức nào dưới đây?
Một chất điểm chuyển động với phương trình trong đó , t được tính bằng giây (s) và s được tính bằng mét (m). Vận tốc của chất điểm tại thời điểm t = 3(s) bằng
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)
Hình ảnh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” là một so sánh rất Xuân Diệu. Vì sao?