15 câu trắc nghiệm Văn 12 Cánh diều Tác phẩm Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc có đáp án
15 câu trắc nghiệm Văn 12 Cánh diều Tác phẩm Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc có đáp án
-
35 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhan đề của văn bản: “Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc” có ý nghĩa gì?
Nhan đề của văn bản: “Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc” có ý nghĩa:
+ Thể hiện các nội dung chính của văn bản gồm hai vấn đề: Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh xã hội hiện nay.
+ Nhan đề cũng cho thấy được mối liên hệ giữa vấn đề toàn cầu hóa với bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là những luận điểm sẽ được tác giả triển khai trong văn bản.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 2:
Đâu là năm sinh năm mất của tác giả?
Tác giả Phan Hồng Giang (1941 – 2022)
Đáp án cần chọn là: b
Câu 3:
Câu văn nào dưới đây thể hiện rõ tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản?
Một số câu văn thể hiện rõ tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản:
-“ Từ mấy thế kỉ trước, có thể nói Hội An, Phố Hiến,… đã là những “thành phố mở cửa” đầu tiên của nước ta”
-“ Tuy nhiên, trong một vài thập kỉ trở lại đây, rõ ràng đã xuất hiện nhu cầu gọi tiến trình giao lưu quốc tế đó bằng một cái tên mới là “toàn cầu hóa”…”
-“ Mặt khác, nó cũng là một tiến trình đầy tranh cãi tiến công vào chủ quyền quốc gia, làm xói mòn nền văn hóa và truyền thống địa phương, đe dọa sự ổn định kinh tế và xã hội”
-“ Có thể nói, lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực chịu tác động hai mặt, dễ nhận thấy nhất của quá trình toàn cầu hóa”
-“Từ bao đời nay, nền văn hóa nước ta không chỉ là thành quả của hàng ngàn năm chiến đấu giữ nước và lao động sáng tạo dựng nước của các dân tộc Việt Nam mà còn là kết quả… thế giới”
……………
Đáp án cần chọn là: d
Câu 4:
Mục đích của người viết văn bản trên là gì?
Mục đích của người viết văn bản là:
+ Cung cấp cho người đọc về thông tin của vấn đề quan trọng trong xã hội hiện nay: quá trình toàn cầu hóa và những ảnh hưởng, tác động của quá trình này tới bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc
+ Đưa ra những đánh giá, nhận xét của tác giả về vấn đề trên
Đáp án cần chọn là: d
Câu 5:
Đâu là luận điểm lớn của văn bản?
Các luận điểm lớn của văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc:
+ Luận điểm 1: Giới thiệu về quá trình toàn cầu hóa
+ Luận điểm 2: Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và các tác động với đời sống, văn hóa
+Luận điểm 3: Đánh giá, nhận xét của tác giả về toàn cầu hóa
Đáp án cần chọn là: d
Câu 6:
Tác giả đưa ra quan điểm thế nào về toàn cầu hóa?
Quan điểm của tác giả về toàn cầu hóa :
-Là một quá trình tất yếu, khách quan mà tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều phải trải qua.
-Để có phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của toàn cầu hóa, nhà nước cần chủ động, có những chính sách thích hợp
Đáp án cần chọn là: d
Câu 7:
Điều gì là tác động đáng lo nhất?
Tác động đáng lo nhất của toàn cầu hóa là: Sự phê phán, bài trừ của xã hội chúng ta chưa đủ mạnh để tác động, ngăn chặn những hiện tượng xuống cấp về đạo đức; vẫn còn những thái độ bàng quan, thờ ơ, sợ bị liên lụy không dám đấu tranh với cái xấu.
→ Điều này dẫn tới hiện tượng “đồi phong bại tục” vẫn cứ tiếp tục tồn tại
Đáp án cần chọn là: a
Câu 8:
Tác giả đã đưa ra bằng chứng nào cho luận điểm: Tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa
Bằng chứng về tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa:
-Nhiều tệ nạn xã hội phát triển như các đại dịch thời Trung Cổ
-Chỉ hơn mười năm qua, thời gian chưa đủ để một thế hệ… coi nhẹ các giá trị lí tưởng, đạo đức của ông cha ta
-Nhiều sinh hoạt văn hóa, từ lễ hội đến biểu diễn nghệ thuật, bị nhuốm màu thương mại hóa
-Các loại hình nghệ thuật, ca nhạc phương Tây…. ngày càng thưa vắng người xem
-Thói đua đòi ăn chơi theo kiểu sống gấp…. không còn là hiện tượng hiếm hoi
→ Những bằng chứng thực tế, phong phú, xác đáng được sử dụng để nói về mặt tiêu cực của toàn cầu hóa ảnh hưởng đến lĩnh vực văn hóa.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 9:
Tác dụng của dấu ngoặc đơn dùng trong văn bản là gì?
Bổ sung, giải thích cho việc tiếp nhận thời cơ của đất nước trong lĩnh vực công nghiệp về tính khoa học, kỉ cương trong công việc và sinh hoạt giao tiếp cộng đồng.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 10:
Mở đầu của phần 2 nêu lên vấn đề gì?
Mở đầu của phần 2 nêu lên vấn đề: Mặt trái của vấn đề toàn cầu hóa
Đáp án cần chọn là: b
Câu 11:
Toàn cầu hóa khác với giao lưu quốc tế ở lĩnh vực nào?
Sự khác biệt của toàn cầu hóa so với giao lưu quốc tế: thể hiện ở sự xuất hiện “bùng nổ” của tiến trình này qua các lĩnh vực:
-Lĩnh vực thông tin: “Các xa lộ thông tin” trên toàn thế giới xuất hiện rất nhiều
-Lĩnh vực thương mại: Quá trình “tự do hóa thương mại” mở rộng nhanh chóng
-Lĩnh vực tin học, truyền thông: Sự sáp nhập của các công ty liên quốc gia
-Lĩnh vực kinh tế- tài chính: Sự nhất thể hóa ở các khu vực
-Lĩnh vực văn hóa: sự bùng nổ phương tiện truyền thông đại chúng và các ngành công nghiệp văn hóa
Đáp án cần chọn là: a
Câu 12:
Toàn cầu hóa có từ khi nào?
Toàn cầu hóa xuất hiện từ khi các nước, khu vực trên thế giới mở rộng quan hệ giao lưu về mọi mặt, từ kinh tế đến văn hóa:
+ “Con đường tơ lụa xuyên Á” qua núi cao và sa mạc
+ Các tuyến hàng hải giữa các nước, châu lục
+ Từ mấy thế kì trước, Hội An, Phố Hiến… đã là những “thành phố mở cửa” đầu tiên của nước ta
Đáp án cần chọn là: c
Câu 13:
Ông nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho các cuốn: Ghi chép về tác giả và tác phẩm, Chung quanh một số vấn đề văn hóa nghệ thuật.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 14:
Tác giả Hoàng Ngọc Hiến làm nghề gì?
Là nhà nghiên cứu, dịch giả. Ông đã dịch nhiều tác phẩm văn học Nga kinh điển sang tiếng Việt như Truyện ngắn Chekhov, Đaghextan của tôi, Cánh buồn đỏ thắm, Nàng Lika,..
Đáp án cần chọn là: d
Câu 15:
Tác giả Phan Hồng Giang quê ở đâu?
Quê quán: huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Đáp án cần chọn là: d