IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Văn 15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh có đáp án

15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh có đáp án

15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh có đáp án

  • 30 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Yếu tố ngoại cảnh nào đã góp phần làm sống dậy kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên?

Xem đáp án

- Giữa đêm lạnh giá

- Màn mưa mỏng đang chầm chậm tràn ngang qua bầu không khí xanh xám run rẩy.

- Gió Đông Bắc thổi

→ Các yếu tố ngoại cảnh này trong đêm khuya có thể khiến tâm trạng con người cô đơn, lạc lõng và nhớ về những kỉ niệm xưa cũ.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 2:

Kiên đã sống trong trạng thái như thế nào khi bị kí ức chiến tranh khuấy đảo?

Xem đáp án

- “Hồn phách xiêu lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn Kiên đi đi lại lại, kí ức lóe chớp”.

- “Tay mỏi tê, run lên, tim như rách dần, cả hai buồng phổi nghẹt khói thuốc, miệng khô đắng, cổ tắc lại, nấc, anh cắm đầu viết”.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 3:

Cái gì để lại ấn tượng nặng nề nhất trong kí ức của Kiên?

Xem đáp án

Để lại ấn tượng nặng nề nhất trong kí ức của Kiên đó chính là “trận tử chiến truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh”

Đáp án cần chọn là: b


Câu 4:

Có thể hiểu như thế nào về ý tưởng: con người Kiên sẽ được “phục sinh trong chuỗi dài tái hiện”?

Xem đáp án

Kiên được “phục sinh”, phục sinh sau cái chết chóc nơi chiến trường nhưng sự “phục sinh” ấy là “chuỗi dài tái hiện” vì từng phút từng giây anh không thể nào quên được những khoảnh khắc trong chiến tranh, không thể quên tiểu đội mình đã hi sinh như thế nào nên đó chính là ý của câu “con người Kiên sẽ được “phục sinh trong chuỗi dài tái hiện”.

Đáp án cần chọn là: a


Câu 5:

Sự thờ ơ của người đời đối với Kiên nói lên điều gì?

Xem đáp án

- Trong tác phẩm, sự thờ ơ của người đời đối với Kiên thể hiện nhiều điều:

+ Sự vô cảm đối với một người đã trải qua chiến tranh

+ Sự lãng quên hậu quả và mất mát của chiến tranh

→ Sự thờ ơ ấy thể hiện sự thiếu hiểu biết, sự lãng quên và không đồng cảm với những người phải chịu đau khổ trong chiến tranh

Đáp án cần chọn là: d


Câu 6:

Vì sao người kể chuyện lại xem dòng hồi tưởng của Kiên thể hiện “niềm cảm hứng, niềm lạc quan quay ngược về quá khứ”?

Xem đáp án

- Kỉ niệm không bị quên lãng xói mòn, tâm hồn anh mãi mãi được sống trong mùa xuân của những tình cảm mà ngày nay đã mai một hoặc già cỗi và biến tướng: Kỉ niệm ấy trong cuộc sống hiện tại đã bị lãng quên nhưng Kiên vẫn giữ được và vẫn nhớ về nó.

- Anh sẽ được trở lại với tình yêu, tình bạn, tình đồng chí những tình cảm đã giúp chúng ta vượt qua muôn ngàn đau khổ của chiến tranh: Đối với người lính, đó là kỉ niệm đẹp, là kỉ niệm của một thời huy hoàng với những người đồng đội của mình.

- Anh vĩnh viễn được sống trong tháng ngày đau thương nhưng huy hoàng những tháng ngày bất hạnh nhưng chan chứa tình người

→ Kỉ niệm không bao giờ quên của những người lính, đó là niềm tự hào của những người đã hết mình vì đất nước.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 7:

Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên là gì?

Xem đáp án

Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên trong "Nỗi buồn chiến tranh" thường chứa đựng những cảm xúc buồn bã, mất mát, cô đơn và tuyệt vọng, được tạo ra bởi những trải nghiệm đau thương trong cuộc chiến tranh

Đáp án cần chọn là: a


Câu 8:

Trong hồi ức của Kiên, chiến tranh được hiện lên với “khuôn mặt” như thế nào?

Xem đáp án

Trong hồi ức của Kiên, chiến tranh thường được hiện lên với một "khuôn mặt" đầy đau đớn, khó khăn và mất mát. ảnh tượng của chiến tranh thường là của một thế giới đầy bạo lực, cô đơn và tuyệt vọng, nơi mà những con người phải đối mặt với sự khốn khổ và mất mát hàng ngày.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 9:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là?

Xem đáp án

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là Tự sự

Đáp án cần chọn là: b


Câu 10:

Trong “Nỗi buồn chiến tranh”, nhân vật Kiên có nỗi ám ảnh lớn nhất về điều gì?

Xem đáp án

Trong “Nỗi buồn chiến tranh”, nhân vật Kiên có hai nỗi ám ảnh lớn nhất: Chiến tranh tàn khốc và tình yêu, sự sống tuổi trẻ của Kiên trong quá khứ.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 11:

Qua văn bản có thể thấy vết thương mà chiến tranh để lại là gì?

Xem đáp án

Vết thương tàn ác mà chiến tranh để lại không chỉ là sự thương tổn về tinh thần và thể xác mà còn là sự chà đạp lên nhân tính.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 12:

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh?

Xem đáp án

Cuốn sách được xem là “cuốn tiểu thuyết xúc động nhất về chiến tranh Việt Nam”, “cuốn sách chạm vào mẫu số chung của nhân loại”, “thành tựu lớn nhất của văn học Đổi mới”… Tiểu thuyết đã được dịch ra 15 thứ tiếng, và có những thứ tiếng có 2 phiên bản, giới thiệu ở 18 nước trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 13:

Xuyên suốt tác phẩm có mấy nhân vật chính?

Xem đáp án

Nỗi buồn chiến tranh thuộc loại tiểu thuyết chỉ có một nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Các nhân vật khác đều là phụ, xuất hiện thấp thoáng trong các tình tiết.

Đáp án cần chọn là: a


Câu 14:

Giá trị nội dung của văn bản là?

Xem đáp án

Qua đoạn trích, ta thấy rằng ý nghĩa của sự nhớ lại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Những kỉ niệm về những người mình yêu quý, những trải nghiệm đáng nhớ và những thành tựu đã đạt được đều là những điểm sáng tạo nên màu sắc và ý nghĩa của cuộc sống. Nhớ lại quá khứ cũng là một nguồn động viên và sức mạnh khi ta đối mặt với những khó khăn.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 15:

Giá trị nghệ thuật của văn bản là?

Xem đáp án

- Sử dụng ngôi kể thứ ba xen lẫn ngôi kể thứ nhất (nghệ thuật phối kết điểm nhìn)

- Sử dụng đa dạng giọng điệu (Giọng buồn thương, day dứt kết hợp với giọng chiêm nghiệm, suy tư)

- Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật xuất sắc

Đáp án cần chọn là: d


Bắt đầu thi ngay