15 câu trắc nghiệm Văn 12 CTST Tác giả Nguyễn Đình Chiểu có đáp án
-
28 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Chiểu?
Nguyễn Đình Chiểu sinh ra tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).
Đáp án cần chọn là: a
Câu 2:
Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình như thế nào?
Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình nhà nho.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng chưa kịp thi thì nghe tin mẹ mất tại Sài Gòn. Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 4:
Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Chiểu?
Nguyễn Đình Chiểu vừa là nhà thơ, thầy đồ, thầy thuốc. Đồng thời, ông cũng là một sĩ phu yêu nước chân chính.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 5:
Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được chia làm mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?
Cuộc đời sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn chính: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 6:
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc của:
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm sắc thái của Nam Bộ, bình dị, chân chất.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 7:
Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
Đặc điểm vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là nghệ thuật trong bài Thương vợ của Tú Xương.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 8:
Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang nặng tư tưởng đạo dức nhân nghĩa. Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho. Vì vậy, mẫu người lí tưởng trong các sáng tác của ông là con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 9:
Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:
Nguyễn Đình Chiểu được xem là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời Pháp thuộc.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 10:
Nguyễn Đình Chiểu thường được người đời gọi là?
Nguyễn Đình Chiểu tục gọi là Đồ Chiểu
Đáp án cần chọn là: d
Câu 11:
Nguyễn Đình Chiểu sống ở thế kỉ bao nhiêu?
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) => Sống ở thế kỉ XIX.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 12:
Nguyễn Đình Chiểu đã mắc phải căn bệnh nào?
Đồ Chiểu vì khóc mẹ mà mù cả hai mắt
Đáp án cần chọn là: b
Câu 13:
Đâu không phải nội dung tư tưởng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm:
+ Truyền bá đạo lí làm người như “Truyện Lục Vân Tiên”, “Dương Từ - Hà Mậu” …
+ Cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước như “Chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Thơ điếu Trương Định”…
Đáp án cần chọn là: c
Câu 14:
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng so sánh Nguyễn Đình Chiểu với?
Trong một bài viết của mình, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có những lời so sánh, ví von diệu vợi để tưởng nhớ tới nhà thơ, người chiến sĩ yêu nước đầy tự hào của dân tộc taở thế kỷ 19 – Nguyễn Đình Chiểu:
“Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, thoạt nhìn thì chưa thấy sáng, song càng nhìn thì càng thấy sáng. Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân Nam Bộ thế kỉ XIX là một trong những ngôi sao như thế!”.
Đáp án cần chọn là: b