Bài tập Tuần 21: Người ta là hoa đất có đáp án
-
412 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy đọc bài “Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa” trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 - trang 21 và trả lời các câu hỏi sau:
Tên thật của ông Trần Đại Nghĩa là gì?
Đáp án B
Câu 2:
Ngoài ba ngành ông theo học khi học đại học ở Pháp, ông Trần Đại Nghĩa còn miệt mài nghiên cứu gì?
Đáp án A
Câu 5:
Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây (gạch dưới chữ viết đúng chính tả đã chọn).
(1) (Rừng/ Dừng/ Giường) cây im lặng quá. Một tiếng lá (2) (rơi/ dơi/ giơi) lúc nào (3) (củng/ cũng) có (4) (thể/ thễ) khiến người ta (5) (rật/ dật/ giật) mình. Lạ quá, chim chóc (6) (chẳng/ chẵng) nghe con nào kêu. Hay vẫn có tiếng chim ở một nơi xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? (7) (Ró/ Dó/ Gió) cũng bắt đầu (8) (thổi / thỗi) rào rào theo với khối mặt trời còn đang tuôn ánh sáng vàng (9) (rực/ dực/ giực) xuống mặt đất. Một làn hơi nhè nhẹ (10) (tỏa/ tõa) lên, (11) (phủ / phũ) mờ những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan (12) (rần/ dần/ giần) theo hơi ấm mặt trời. Phút yên (13) (tỉnh/ tĩnh) của (14) (rừng/dừng/ giừng) ban mai dần dần biến đi.
(1) rừng
(2) rơi
(3) cũng
(4) thể
(5) giật
(6) chẳng
(7) gió
(8) thổi
(9) rực
(10) tỏa
(11) phủ
(12) dần
(13) tĩnh
(14) rừng
Câu 6:
Gạch dưới những câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
(1) Tùng! Tùng! Tùng! (2) Đấy là tiếng trống của trường tôi đấy! (3) Anh chàng trống trường tôi được đặt trên một cái giá chắc chắn trước cửa văn phòng nhà trường. (4) Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ (5) Bụng trống phình ra. (6) Tang trống được ghép bằng những mảnh gỗ rắn chắc. (7) Hai mặt trống được bịt kín bằng hai miếng da trâu to. (8) Mặt trống phẳng phiu nhẵn bóng.
Gạch dưới các câu: (3); (4); (5); (6); (7); (8)
Câu 7:
Chọn 3 câu kể Ai thế nào? ở bài tập a và điền vào bảng sau:
Câu |
Bộ phận chủ ngữ |
Bộ phận vị ngữ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu |
Bộ phân chủ ngữ |
Bộ phận vị ngữ |
(3) |
Anh chàng trống trường tôi |
được đặt trên một cái giá chắc chắn trước cửa văn phòng nhà trường. |
(4) |
Thân trống |
tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ. |
(5) |
Bụng trống |
phình ra. |
Câu 8:
Điền tiếp vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn miêu tả chú gà trống:
1. Chú gà trống nhà em ………………………….
2. Đầu chú ………………………………….
3. Bộ lông ……………………………….
4. Đôi chân của chú …………………………..
1. Chú gà trống nhà em thật ra dáng một chú gà trống đẹp.
2. Đầu chú có chiếc mào cờ đỏ rực.
3. Bộ lông đỏ tía óng mượt với chùm lông đuôi đen ánh vồng lên.
4. Đôi chân của chú cao, to, trông thật khỏe và chắc chắn với cựa và những móng nhọn.
Câu 9:
Nối từng câu ở cột trái với nhận xét về cấu tạo của vị ngữ ở cột phải cho thích hợp:
1. Mặt trăng lấp ló sau đám mây. 2. Nước chảy cuồn cuộn. 3. Những bông hoa gạo đỏ rừng rực như những ngọn lửa. 4. Màu vàng trên lưng chủ lấp lánh. |
a. Vị ngữ do tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. b. Vị ngữ do động từ hoặc cụm động từ tạo thành. |
Nối: 1 – a, 2 – b, 3 – a, 4 – a.
Câu 10:
Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cây có bóng mát mà em thích.
dàn ý bài văn miêu tả cây bàng.
a) Mở bài: Cây bàng được trồng ở góc sân trường; cây trồng khá lâu năm, nay tỏa bóng mát rượi…
b) Thân bài:
- Tả bao quát; Nhìn từ xa, cây như một chiếc ô xanh. Đến gần, thấy cây cao khoảng hơn năm mét; tán lá dày, xanh mỡ màng, rợp một khoảng sân.
- Tả chi tiết từng bộ phận:
+ Thân cây to gần bằng vòng tay em ôm kín. Vỏ cây màu nâu sần sùi, dưới gốc cây xù ra những cái bướu lớn.
+ Cành đan ngang, xòe rộng như những nan sắt của một chiếc ô khổng lồ lợp bằng lá xanh tốt.
+ Quả bàng có màu vàng rực, to bằng quả ổi nhỡ, lấp ló sau những chiếc
lá…
+ Hè về, ong bướm bay lượn, ve sầu kêu inh ỏi. Giờ ra chơi, các bạn học sinh thường vui đùa dưới gốc cây…
+ Quả bàng ăn khá thơm và bùi, thân cây bàng xẻ ra lấy gỗ dùng rất bền chắc.
c) Kết bài: Cây bàng gắn bó thân thiết với chúng em như người bạn.