Bộ 10 đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án ( Đề 7)
-
30 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vị chuyên gia đã đặt các vật vào chiếc lọ theo thứ tự nào?
C. Những hòn đá cuội – những viên sỏi nhỏ – cát – nước.
Câu 2:
Những hòn đá cuội trong câu chuyện tượng trưng cho điều gì?
C. Những việc quan trọng, có ý nghĩa trong cuộc sống.
Câu 5:
Em hãy viết thêm chủ ngữ cho các câu văn dưới đây:
a) .............................. đang chăm chỉ cày ruộng cho các bác nông dân.
b) ..............................sải cánh bay lượn trên bầu trời.
a) Chú trâu đang chăm chỉ cày ruộng cho các bác nông dân.
b) Vài chú chim sải cánh bay lượn trên bầu trời.
Câu 6:
Em hãy tìm các danh từ chỉ con vật có trong đoạn văn sau:
Những bầy voi thong thả đi về phía bến nước. Nghe động bước chân, từng đàn chim dễ và cun cút bay vụt lên từ những hàng sậy. Những con cá sấu nhỏ bò từ dòng nước lạnh lên phơi mình trên bãi cát, thấy bầy voi rậm rịch đi tới liền theo nhau toài nhanh xuống sông, để lại trên đường những vết trườn. Đàn trâu rừng với con trâu mộng đầu đàn mang đôi sừng nhọn hoắt đang ăn gần bến nước đủng đỉnh bỏ đi xa, nhường chỗ cho những bầy voi.
Các danh từ chỉ con vật: voi; chim dẽ; cun cút; cá sấu.
Câu 7:
Cho các từ: lấp lánh, mịn màng, đỏ, xinh đẹp, nhanh nhẹn
a) Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào?
b) Viết thêm 3 từ cùng loại từ đó.
c) Đặt một câu với một trong ba từ vừa tìm được.
a) Các từ trên thuộc từ loại: tính từ.
b) Ba tính từ: xanh xao; thông minh, chăm chỉ.
c) Đặt câu: Sáng sớm, những chú ong đã chăm chỉ đi kiếm mật.
Câu 8:
Nghe – viết
BỐN MÙA MƠ ƯỚC
(Trích)
Em mơ mình là ngọn lửa
Xua tan giá lạnh mùa đông
Đàn chim vui bay về tổ
Bữa cơm chiều quê ấm nồng...
Yêu từng dặm dài đất nước
Em mơ về con đường xa
Bốn mùa còn bao mơ ước
Ở phía chân trời bao la.
Nguyễn Lãm Thắng
Chính tả
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
Câu 9:
Tập làm văn
Em hãy viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã nghe, đã học.
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu lí do em yêu thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã nghe, đã học, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về sự tích đó: Sự tích: “Bánh chưng bánh giầy”.
Triển khai:
- Lí do yêu thích: “Sự tích bánh chưng bánh giầy” em đã đọc từ khi còn nhỏ, nhưng đến nay, các chi tiết trong câu chuyện ấy em vẫn còn ghi nhớ rất rõ bởi nó đã giải thích được nguồn gốc của thức bánh truyền thống của dân tộc ta: bánh chưng, bánh giầy.
- Dẫn chứng: (1) Câu chuyện kể về thời Vua Hùng thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân thì Vua Hùng quyết định nhường ngôi cho con của mình với thử thách tìm kiếm loại thức ăn ngon, ý nghĩa nhất. (2) Các con trai khác của vua đã đua nhau đi tìm sơn hào hải vị để dâng lên vua cha. (3) Riêng chàng Lang Liêu (người con trai thứ 18 của Vua Hùng), nhờ có vị tiên giúp báo mộng nên chỉ dùng các nguyên liệu bình thường nhất là gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo để làm hai loại bánh: bánh chưng và bánh giầy. (4) Nhờ món bánh ấy mà Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi, và bánh chưng bánh giầy cũng trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu được mỗi dịp xuân về Tết đến.
Kết thúc:
- Khẳng định lại ý kiến của em đối với sự tích đó.
Bài làm tham khảo
“Sự tích bánh chưng bánh giầy” em đã đọc từ khi còn nhỏ, nhưng đến nay, các chi tiết trong câu chuyện ấy em vẫn còn ghi nhớ rất rõ bởi nó đã giải thích được nguồn gốc của thức bánh truyền thống của dân tộc ta: bánh chưng, bánh giầy. Câu chuyện kể về thời Vua Hùng thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân thì Vua Hùng quyết định nhường ngôi cho con của mình. Vua đưa ra thử thách rằng ai tìm kiếm loại thức ăn ngon, mang ý nghĩa nhất thì sẽ được truyền ngôi. Các con trai khác của vua đã đua nhau đi tìm sơn hào hải vị để dâng lên vua cha. Riêng chàng Lang Liêu (người con trai thứ 18 của Vua Hùng), nhờ có vị tiên giúp báo mộng nên chỉ dùng các nguyên liệu bình thường nhất là gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo. Dù vậy, anh vẫn tạo ra được hai món bánh là bánh chưng và bánh giầy thơm ngon đến lạ. Đặc biệt, hai thức bánh ấy còn ẩn chứa những ý nghĩa to lớn cao cả về sự dung hòa của đất trời, và tình nghĩa giữa cha mẹ với con cái. Nhờ món bánh ấy mà Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi, và bánh chưng bánh giầy cũng trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu được mỗi dịp xuân về Tết đến. Câu chuyện đã lý giải về nguồn gốc của món bánh truyền thống một cách thú vị, kết hợp với yếu tố kì ảo nên càng thêm hấp dẫn và dễ nhớ. Nhờ vậy mà năm nào, khi thức trông nồi bánh chưng với bà, em cũng đem sự tích này ra để đọc lại một lần nữa. Ấy thế mà em vẫn thấy rất hay và thú vị như mới đọc lần đầu tiên.