Bộ 10 đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)
-
27 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ban đầu, cậu sinh viên định làm gì với đôi giày cũ của người nông dân?
C. Giấu đôi giày của người nông dân đi xem phản ứng của ông như thế nào.
Câu 2:
Sau lời khuyên của vị giáo sư, cậu sinh viên đã làm gì với đôi giày cũ của người nông dân?
B. Đặt vào mỗi chiếc giày một đồng tiền.
Câu 3:
Tác giả muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên?
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 4:
Em hãy tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau:
Ngoài đồng, những đám kê mới gieo đã lên xanh mướt. Trên bờ suối, nấm mọc chi chít. Trên những thân gỗ mục, mộc nhĩ xoè ra như những vành tai đang lắng nghe. Dây gấc leo khắp nơi, quả chín đỏ rực. Những giàn lạc tiên dăng dăng trên các bụi rậm, từ những chùm hoa và quả bay lên một mùi thơm ngọt ngào. Đâu đâu cũng thấy dấu hiệu của sự sung túc.
(Theo Vũ Hùng)
Câu chủ đề: “Đâu đâu cũng thấy dấu hiệu của sự sung túc.”
Câu 5:
Em hãy tìm chủ ngữ của các câu sau:
a) Nghe bố nói, tôi òa khóc như khi bị đòn oan.
b) Bà vừa vớt bánh chưng vừa nướng chả trên đống than đỏ rực.
a) Chủ ngữ: “tôi”
b) Chủ ngữ: “Bà”
Câu 6:
Dựa vào bức tranh sau, em hãy chỉ ra động từ phù hợp và đặt câu với động từ đó:
- Động từ: múa.
- Đặt câu: Em tập múa 30 phút mỗi ngày.
Câu 7:
Em hãy tìm động từ theo nghĩa dưới đây và đặt câu với động từ vừa tìm được:
Nhắm mắt lại, tạm dừng mọi hoạt động chân tay và tri giác, bắp thịt dãn mềm, các hoạt động hô hấp, tuần hoàn chậm lại, toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi (một trạng thái sinh lí thường có tính chất chu kì theo ngày đêm) |
- Động từ: ngủ
- Đặt câu: Em thường đi ngủ lúc 10 giờ tối.
Câu 8:
Nghe – viết
CÂU CÁ
(Trích)
Cầu ao loang vết mỡ
Em buông cần ngồi câu
Phao trắng tênh tênh nổi
Trên trời xanh làu làu
Mặt ao không gợn gió
Bóng trúc cũng rung rinh
Con cá mương đớp bọt
Ngô miệng tròn, nhỏ xinh
Trần Đăng Khoa
Chính tả
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
Câu 9:
Tập làm văn
Dựa vào câu chuyện “Cây khế”, em hãy viết đoạn văn tưởng tượng cho cái kết mới của câu chuyện.
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, tưởng tượng về cái kết của câu chuyện “Cây khế”, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về câu chuyện mà em muốn tưởng tượng: Truyện “Cây khế”.
Triển khai:
- Cái kết mới của câu chuyện: (1) Người anh tham lam và xấu xa sau khi bị rơi xuống biển thì được sóng đưa vào bờ. (2) Sau sự cố ấy, anh ta nhận ra được sai lầm của mình và vô cùng ân hận, quyết chuộc lại lỗi lầm, bắt đầu chăm chỉ làm lụng. (3) Đặc biệt, anh cũng thường xuyên giúp đỡ bà con lối xóm nên ai cũng quý mến. (4) Cuối cùng, trong một lần có khách ở nơi xa ghé chơi, anh đã được gặp lại em trai của mình. (5) Người em đón anh trai về sống chung.
Kết thúc
- Nêu cảm nghĩ của em về điều đã tưởng tượng ra.
Bài làm tham khảo
Đọc truyện cổ tích “Cây khế”, em thường tự tưởng tượng ra thêm đoạn kết cho câu chuyện. Rằng người anh tham lam và xấu xa sau khi bị rơi xuống biển thì được sóng đưa vào bờ. Sau sự cố ấy, anh ta nhận ra được sai lầm của mình và vô cùng ân hận, quyết chuộc lại lỗi lầm. Từ hôm đó, người anh bắt đầu chăm chỉ làm lụng. Ai thuê gì anh cũng làm để kiếm đồng tiền chân chính bằng sức lao động của bản thân. Đặc biệt, anh cũng thường xuyên giúp đỡ bà con lối xóm, không còn tham lam hay xấu xa như trước. Ở ngôi làng mới, ai cũng quý mến con người anh bởi anh thật thà và tốt bụng. Cuối cùng, trong một lần có khách ở nơi xa ghé chơi, anh đã được gặp lại em trai của mình. Thấy anh mình đã thay đổi, người em rất xúc động và mong muốn đón anh về cùng chung sống. Từ đó, hai anh em lại về sống chung một nhà và đoàn kết yêu thương nhau. Đây có lẽ là cái kết đẹp nhất cho tình cảm giữa những người thân trong gia đình.