Bộ 10 đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 7)
-
21 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bạch Dương mẹ đã chăm sóc con chu đáo như thế nào?
A. Những ngày giá rét, Bạch Dương mẹ xoè cành, xoè lá che mưa, che gió cho con. Ngày nóng, Bạch Dương mẹ lại xoè bóng mát che nắng, bảo vệ con mình.
Câu 3:
Câu chuyện trên nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ?
A. Lòng thương con và đức hi sinh.
Câu 4:
Tìm câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây và cho biết vị trí của câu chủ đề đó:
Yết Kiêu là một người có tài bơi lặn. Nghe tin quân Nguyên xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vờ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.
- Câu chủ đề: “Yết Kiêu là một người có tài bơi lặn.”
- Câu chủ đề trong đoạn văn trên nằm ở đầu đoạn.
Câu 5:
Em hãy sắp xếp các từ ngữ dưới đây thành câu phù hợp:
a) đôi tay / đã/ bằng / . / khéo léo / Lan /, / một chiếc khăn / được / rất đẹp / đan
b) là / điều / vô cùng / quý giá / . / tình bạn
a) Bằng đôi tay khéo léo, Lan đã đan được một chiếc khăn rất đẹp.
b) Tình bạn là điều vô cùng quý giá.
Câu 6:
Em hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống sau:
|
|
Sở Giáo dục và đào tạo |
|
|
Nhà xuất bản Kim Đồng |
|
|
Hội bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh |
|
|
Hội chữ thập đỏ Việt Nam |
S |
|
Sở Giáo dục và đào tạo |
Đ |
|
Nhà xuất bản Kim Đồng |
S |
|
Hội bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh |
S |
|
Hội chữ thập đỏ Việt Nam |
Câu 7:
Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) có sử dụng biện pháp nhân hóa:
Mỗi sáng em thức dậy thì đã thấy ông Mặt Trời lấp ló sau đỉnh núi. Chị gió luôn thoang thoảng qua những cánh đồng. Những cô mây múa lượn từng tầng. Trên cành cây, vài chú chim thi nhau hát chào ngày mới. Em yêu lắm buổi sáng ở quê hương em.
Câu 8:
Nghe – viết
MUỖM
Muỗm ta béo tròn
Nhất ngon hai má
Xanh, cứ chua lè
Chín rồi, ngọt lạ!
Ăn nhanh lên nhá
Hột làm mõ chơi:
Cốc! Cốc! Cốc! Cốc!
Ra đồng trâu ơi!
Theo Phạm Hổ
Chính tả
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
Câu 9:
Tập làm văn
Em hãy viết bài văn tả chú trâu mà em yêu thích.
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả chú trâu mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về chú trâu mà em muốn tả.
Triển khai:
- Tả bao quát: Chú trâu nhà bà trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh.
- Tả chi tiết từng bộ phận: (1) Thân chú mập mạp với làn da đen láy. (2) Cái đầu to luôn chúi về phía trước của chú có cái mũi đen xỏ một sợi dây thừng. (3) Hai tai trâu như hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. (4) Nổi bật trên cái đầu ấy là cặp sừng cong và nhọn hoắt. (5) Đặc biệt, chú có bốn cái chân rất to, chừng bằng cái cột nhà. (6) Cái đuôi dài thì suốt ngày ngoe nguẩy rất đáng yêu.
- Tả lợi ích: (1) Chú trâu nhà bà cày ruộng rất khỏe. (2) Trâu đi qua chỗ nào đất cũng tơi xốp hơn giúp bác em gieo mạ dễ dàng.
- Tả tính tình, hoạt động: (1) Trâu cày rất chăm chỉ, hăng say. (2) Sau một ngày làm việc mệt mỏi, trâu ăn no nê rồi lại lim dim mắt ngủ. (3) Cứ chợp mắt một chút, chú lại tỉnh, he hé mắt nhìn rồi lại ngủ tiếp trông rất ngộ.
Kết thúc
- Nêu tình cảm, cảm nghĩ của em về chú trâu đó.
Bài làm tham khảo
Trong các con vật, mỗi con lại có một ưu điểm riêng. Mèo thì bắt chuột, chó để trông nhà, gà trống đánh thức mọi người mỗi sáng, còn trâu lại giúp bác nông dân cày ruộng. Nhà bà em cũng nuôi một chú trâu. Em yêu chú trâu ấy lắm.
Chú trâu nhà bà trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh. Thân chú mập mạp với làn da đen láy. Cái đầu to luôn chúi về phía trước của chú có cái mũi đen xỏ một sợi dây thừng. Hai tai trâu như hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. Nổi bật trên cái đầu ấy là cặp sừng cong và nhọn hoắt. Đây là vũ khí lợi hại nhất của chú. Bình thường hiền lành là thế nhưng khi có điều gì tức giận chú lại giương cặp sừng nhọn hoắt ra khiến đối thủ khiếp sợ. Đặc biệt, chú có bốn cái chân rất to, chừng bằng cái cột nhà. Cái đuôi dài thì suốt ngày ngoe nguẩy rất đáng yêu.
Chú trâu nhà bà cày ruộng rất khỏe. Từ tờ mờ sáng, bác em đã dắt trâu ra đồng. Sau khi mắc cày vào cổ trâu, bác quất một roi vào thân trâu, giục “Đi”. Chú trâu hiểu ý chậm rãi đi đều đều trên mảnh ruộng. Cái cày cũng ngoan ngoãn đi theo trâu. Trâu đi qua chỗ nào đất cũng tơi xốp hơn giúp bác em gieo mạ dễ dàng. Trâu cày rất chăm chỉ, hăng say. Mặt trời đã lên cao mà trâu và bác em vẫn hì hục làm việc. Đến xế chiều, mảnh ruộng rộng đã được cày xong xuôi. Bác em lấy tay lau mồ hôi trên trán, vuốt ve chú trâu trìu mến. Trâu nghiêng nghiêng đầu nhìn mảnh ruộng như hạnh phúc với thành quả lao động của mình. Bác dắt trâu về nhà, buộc vào chuồng. Em đi theo bà ra cho trâu ăn. Bà cho đầy rơm vào chuồng cho nó ăn suốt đêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, trâu ăn no nê rồi lại lim dim mắt ngủ. Cứ chợp mắt một chút, chú lại tỉnh, he hé mắt nhìn rồi lại ngủ tiếp trông rất ngộ.
Em rất yêu quý chú trâu nhà ngoại. Nhờ có chú nên năm nào bà em cũng được vụ mùa bội thu. Cho đến mãi về sau, dù những thiết bị phục vụ nông nghiệp phát triển nhưng em tin, những chú trâu vẫn mãi là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam.