Bộ 10 đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 9)
-
24 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vì sao cây xoài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà hàng xóm?
B. Vì gió bão làm bật rễ.
Câu 2:
Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm?
A. Thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
Câu 4:
Em hãy chỉ ra thành phần thứ nhất trong các câu sau:
a) Bông hoa tỏa hương thơm ngát.
b) Vua San-ta có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang.
a) Chủ ngữ: “Bông hoa”
b) Chủ ngữ: “Vua San-ta”
Câu 5:
Tách câu trong đoạn văn sau. Chép lại đoạn văn sau khi đã tách câu (viết hoa chữ cái đầu câu):
Buổi tối, làng mất điện bà trải chiếu ra sân nồi đậu nành luộc nóng hổi, thơm lừng khắp nhà ánh trăng rải đều trong nhà, ngoài ngõ những gương mặt quê hương rạng rỡ Bống và Đốm vui lắm chưa bao giờ hai chị em được dự một bữa tiệc như vậy bữa tiệc giản dị, lạ lẫm đậu luộc và những câu chuyện bà kể thật là thú vị.
Buổi tối, làng mất điện. Bà trải chiếu ra sân. Nồi đậu nành luộc nóng hổi, thơm lừng khắp nhà. Ánh trăng rải đều trong nhà, ngoài ngõ. Những gương mặt quê rạng rỡ. Bống và Đốm vui lắm. Chưa bao giờ hai chị em được dự một bữa tiệc như vậy. Bữa tiệc giản dị, lạ lẫm. Đậu luộc và những câu chuyện bà kể thật là thú vị.
Câu 6:
Em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau:
Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo.” Đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Theo tớ, quý nhất phải là vàng...”. Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”.
(Theo Trịnh Mạnh)
- Dấu ngoặc kép trong đoạn trên có tác dụng đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.
Câu 7:
Gạch chân vào từ không cùng nhóm và đặt câu với từ đó:
a) mênh mông, bao la, ôm, hùng vĩ, thênh thang.
b) cá, gà, cười, măng, tía tô.
a) mênh mông, bao la, ôm, hùng vĩ, thênh thang.
Ngày đầu chị Lan lên Hà Nội học, tôi đã chạy đến ôm chặt chị, không cho chị đi.
b) cá, gà, cười, măng, tía tô.
Được cô giáo thưởng tận hai phiếu bé ngoan, cu Tí cười tít mắt.
Câu 8:
Nghe – viết
NÀNG TIÊN ỐC
(Trích)
Xưa có bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum.
Phan Thị Thanh Nhàn
Chính tả
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
Câu 9:
Tập làm văn
Em hãy viết bài văn tả chú gà trống mà em yêu thích.
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, tả chú gà trống mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về chú gà trống mà em yêu thích.
Triển khai:
- Tả bao quát: Chú gà trống này được mẹ em mua về nuôi đến nay đã khoảng sáu tháng rồi.
- Tả chi tiết từng bộ phận: (1) Bộ lông của chú óng ả, trông như chiếc áo khoác cao cấp vậy. (2) Trên đầu chú là chiếc mào đỏ chót giống như một chiếc mũ. (3) Chiếc đuôi cong cong như lưỡi liềm, những chiếc lông đuôi óng mượt đan xen các màu sắc. (4) Chú có một đôi cánh lớn vô cùng chắc khoẻ. (5) Đôi mắt đen láy, long lanh như có nước trong đó. (6) Chiếc mỏ của chú vàng óng, nhọn hoắt. (7) Đôi chân mập mạp, chiếc cựa đầy sắc bén cùng với những chiếc móng nhọn hoắt.
- Tả lợi ích: (1) Mỗi buổi sớm, khi mà ông mặt trời vừa ló rạng cũng là lúc chú gà trống thức giấc, bước lên đống rơm vàng trước cửa, ngẩng đầu lên hướng về phía mặt trời và cất tiếng gáy đầy khoẻ khoắn. (2) Tiếng gáy ấy giống như chiếc đồng hồ báo thức rất đúng giờ.
Kết thúc
- Nêu cảm nghĩ của em về chú gà trống đó.
Bài làm tham khảo
Hình ảnh chú gà trống là một trong những hình ảnh rất quen thuộc của mỗi làng quê Việt Nam. Với em, chú gà trống còn là một người bạn thân thiết nữa.
Chú gà trống này được mẹ em mua về nuôi đến nay đã khoảng sáu tháng rồi. Chao ôi, chú có một bộ lông mới rực rỡ làm sao. Bộ lông của chú óng ả, trông như chiếc áo khoác cao cấp vậy. Trên đầu chú là chiếc mào đỏ chót giống như một chiếc mũ. Tô điểm thêm cho vẻ bề ngoài ấy là chiếc đuôi cong cong như lưỡi liềm, những chiếc lông đuôi óng mượt đan xen các màu sắc. Chú có một đôi cánh lớn vô cùng chắc khoẻ. Khi mà chú gà trống vỗ cánh trông mới thật oai vệ làm sao, như thể chú đang muốn thể hiện sức mạnh của mình. Đôi mắt đen láy, long lanh như có nước trong đó. Chiếc mỏ của chú vàng óng, nhọn hoắt để chú có thể bắt mồi một cách dễ dàng hơn. Chú gà trống nhà em còn có một đôi chân mập mạp, chiếc cựa đầy sắc bén cùng với những chiếc móng nhọn hoắt chính là thứ vũ khí tự vệ của chú nếu như bị tấn công. Trông từ xa, chú gà trống của em thật oai vệ.
Mỗi buổi sớm, khi mà ông mặt trời vừa ló rạng cũng là lúc chú gà trống thức giấc. Chú bước lên đống rơm vàng trước cửa, ngẩng đầu lên hướng về phía mặt trời và cất tiếng gáy đầy khoẻ khoắn. Lúc đó, mọi người sẽ thức dậy và chuẩn bị cho một ngày mới: các bác nông dân chuẩn bị ra đồng, các em học sinh chuẩn bị tới lớp... Tiếng gáy ấy giống như chiếc đồng hồ báo thức rất đúng giờ.
Em rất yêu quý chú gà trống nhà em. Từ ngày nhà em nuôi chú, em luôn đi học đúng giờ mà không cần nhờ mẹ gọi dậy nữa. Em sẽ cố gắng chăm sóc chú thật tốt để chú gà trống mãi khoẻ mạnh và đánh thức em dậy mỗi ngày.