Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 6)

  • 328 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hai mẹ con người nông dân đã làm gì để giúp bà cụ?
Xem đáp án

D. Đưa bà cụ về, cho ăn, mời nghỉ lại.


Câu 2:

Hai mẹ con người nông dân đã làm gì để cứu người dân bị lụt?
Xem đáp án
D. Chèo thuyền đi cứu dân làng

Câu 3:

Nội dung của câu chuyện trên là gì?
Xem đáp án

B. Giải thích sự tích hồ Ba Bể.


Câu 4:

Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

Xem đáp án

Mùa xuân /, cây gạo / gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

                TN            CN                             VN

Câu 6:

Em hãy đặt một câu có vị ngữ nêu hoạt động
Xem đáp án
Trong vườn, đàn gà con đang theo mẹ kiếm mồi

Câu 7:

Em hãy viết đoạn văn ngắn (4 – 6 câu) tóm tắt nội dung của một văn bản đã học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm:
Xem đáp án

Bài “Trên khóm tre đầu ngõ” kể về câu chuyện vợ chồng cò đến làm tổ và sinh con trên khóm tre đầu ngõ nhà ông cháu Bua Kham. Bua Kham thường ra xem chúng lúc rảnh rỗi. Một ngày trời nổi bão lớn, đàn cò con bị rơi xuống đất. Mặc dù người ta bảo có thể nhặt về nuôi nhưng Bua Kham thương chúng còn quá bé, không muốn làm tan nát gia đình chúng. Vì vậy Bua Kham đã nhờ ông bắc thang và đặt nó về tổ. Mùa sinh nở năm sau, vợ chồng cò rủ thêm ba bốn chục cặp cò cùng đến, không đâu vui bằng vườn nhà ông cháu Bua Kham.


Câu 8:

Nghe – viết 

CHIỀU NGOẠI Ô

(Trích)

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Theo Nguyễn Thụy Kha

Xem đáp án

Chính tả 

 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

Câu 9:

Tập làm văn 

Em hãy viết bài văn miêu tả cây bằng lăng mà em yêu thích.

Xem đáp án

Luyện tập 

- Trình bày dưới dạng một bài văn, miêu tả cây bằng lăng mà em yêu thích, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu về cây bằng lăng em muốn tả.

Triển khai:

- Tả bao quát cây bằng lăng: (1) Cây bằng lăng mà em thích nằm bên cạnh lớp 4A1 chúng em. (2) Cây cao chừng 2 mét, ngang tầm của sổ lớp. (3) Từ xa nhìn lại cây hoa lúc này trông chẳng khác gì một chiếc ô khổng lồ màu tím sang trọng tỏa bóng che mát cả một khoảng sân rộng.

- Tả chi tiết các bộ phận của cây bằng lăng: (1) Thân cây to màu nâu với những đường vân sần sùi. (2) Cành lá xum xuê, tỏa ra tứ phía trông như những cánh tay khổng lồ vậy. (3) Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, to bằng bàn tay của người lớn. (4) Trên lá không có viền răng cưa mà thay vào đó là những đường gân lá kéo dài từ cuống lá đến hết chiếc lá. (5) Hoa bằng lăng có màu tím rất đẹp mắt. Mỗi hoa có nhiều cánh, các cánh hoa cái nào cái nấy đều mềm như lụa và nhẹ như nhung. Những cánh hoa mềm mại ấy ôm ấp bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng tươi bên trong tạo ra một sự hài hòa về màu sắc. (6) Quả bằng lăng lúc non sẽ có màu xanh lục bảo, hương thơm nhẹ, thanh khiết. Khi chín quả sẽ tự tách ra thành từng múi một.

- Lợi ích của cây bằng lăng: (1) Là cây bóng mát. (2) Hoa bằng lăng từ lâu đã được coi là hoa học trò bởi màu hoa rất giống màu mực tím cũng bởi vì hoa nở đúng vào mùa thi.

Kết thúc

- Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về cây bằng lăng đó.

Bài làm tham khảo

Ở sân trường em có rất nhiều những loại cây, cây bàng với những tán lá xanh um tỏa bóng che mát cho sân trường hay cây phượng với những bông hoa đỏ rực tuyệt đẹp nhưng có lẽ em thích nhất là cây bằng lăng.

Cây bằng lăng mà em thích nằm bên cạnh lớp 4A1 chúng em. Cây cao chừng 2 mét, ngang tầm của sổ lớp. Thân cây to màu nâu với những đường vân sần sùi. Cây được trồng trong bồn với những bông hoa bé xinh được xếp ở xung quanh. Cành lá xum xuê, tỏa ra tứ phía trông như những cánh tay khổng lồ vậy. Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, to bằng bàn tay của người lớn. Trên lá không có viền răng cưa mà thay vào đó là những đường gân lá kéo dài từ cuống lá đến hết chiếc lá.

Mùa hè đến bằng lăng bắt đầu nở rộ. Hoa bằng lăng có màu tím rất đẹp mắt. Mỗi hoa có nhiều cánh, các cánh hoa cái nào cái nấy đều mềm như lụa và nhẹ như nhung. Những cánh hoa mềm mại ấy ôm ấp bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng tươi bên trong tạo ra một sự hài hòa về màu sắc. Khi các bông hoa nở rộ cũng là lúc toàn bộ cây được bao phủ bởi màu tím chói mắt. Từ xa nhìn lại cây hoa lúc này trông chẳng khác gì một chiếc ô khổng lồ màu tím sang trọng tỏa bóng che mát cả một khoảng sân rộng.

Hoa bằng lăng từ lâu đã được coi là hoa học trò bởi màu hoa rất giống màu mực tím cũng bởi vì hoa nở đúng vào mùa thi. Mỗi lần ngồi trong lớp em lại lơ đãng hướng ra cửa sổ ngắm nhìn những chùm hoa màu tím thanh thanh ấy, cảm xúc vừa buồn mà lại vừa vui. Vui là vì sắp được lên một lớp mới còn buồn là vì phải xa bạn bè thầy cô. Khi hoa bằng lăng bắt đầu rơi xuống cũng là lúc cây bắt đầu có quả. Quả bằng lăng lúc non sẽ có màu xanh lục bảo, hương thơm nhẹ, thanh khiết. Khi chín quả sẽ tự tách ra thành từng múi một.

Em rất yêu cây bằng lăng này bởi nó gắn liền với rất nhiều những kỉ niệm về tuổi học trò ngây thơ đầy nắng và gió của em. Em sẽ luôn chăm sóc và giữ cho cây luôn được tươi tốt

Bắt đầu thi ngay