IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án

Bộ 10 đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 4)

  • 7 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vì sao câu trả lời thích làm y tá của bé Lin-da không làm mẹ vui lòng?

Xem đáp án

A. Vì người mẹ thích con làm một nghề danh giá, hơn là làm những nghề mà xã hội chưa coi trọng.


Câu 2:

 Mơ ước “được làm một chú ngựa con” cho thấy bé Lin-da là một em bé như thế nào? 

Xem đáp án

C. Đó là một em bé hồn nhiên, ngây thơ và lạc quan yêu đời.


Câu 3:

Câu chuyện muốn nói với ta điều gì?

Xem đáp án

B. Hãy luôn sống lạc quan, luôn mơ ước và biết cách biến ước mơ trở thành hiện thực.


Câu 4:

Em hãy gạch chân vào những sự vật được nhân hóa trong đoạn văn dưới đây. Cho biết tác giả đã nhân hóa chúng bằng cách nào? 

Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp… Khóm cây trao đổi hương thơm và tia sáng.

(Trích “Sau trận mưa rào”)

Xem đáp án

Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp… Khóm cây trao đổi hương thơm và tia sáng.

- Tác giả nhân hóa bằng cách miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người.


Câu 7:

Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ

a) Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá.

b) Chim sâu lích rích trong vòng lá.

c) Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.

Xem đáp án

a) Chợ Hòn Gai buổi sáng / la liệt tôm cá.

                  CN                             VN

b) Chim sâu / lích rích trong vòng lá.

         CN                      VN

c) Sơn Đoòng / là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.

          CN                                    VN


Câu 8:

Nghe – viết 

HOA CÚC ÁO

(Trích)

Này ông giun đất

Này chị cào cào

Này cụ giáo cóc

Bây giờ tính sao?

 

Tính sao thì tính 

Người đẹp nhường kia

Hộ khẩu Bờ Giậu

Nhập vào miễn chê.

Theo Trần Đức Tiến

Xem đáp án

Chính tả

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.


Câu 9:

 Tập làm văn 

Em hãy viết bài văn miêu tả cây phượng ở sân trường em.

Xem đáp án

Luyện tập 

- Trình bày dưới dạng một bài văn, miêu tả cây phượng ở sân trường em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu cây phượng trên sân trường em.

Triển khai:

- Tả bao quát về cây phượng: (1) Trông từ xa, phượng ta như một chàng hiệp sĩ hiên ngang. (2) Cây đã già lắm rồi. 

- Miêu tả chi tiết về cây phượng: (1) Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc. (2) Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. (3) Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. (4) Những đóa hoa phượng đỏ rực. (5) Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. (6) Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây.

- Tả hoạt động của con người bên cây phượng: (1) Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. (2) Em thường kể những câu chuyện về ông cho các em nhỏ trong xóm cùng nghe.

- Ý nghĩa của hoa phượng: (1) Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. (2) Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Kết thúc

- Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cây phượng.

Bài làm tham khảo

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm.

Trông từ xa, phượng ta như một chàng hiệp sĩ hiên ngang. Cây đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi.  Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.


Bắt đầu thi ngay