IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án

Bộ 10 đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 7)

  • 3 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Mọi người thường ao ước giống Ga-ri Play-ơ ở điểm nào?

Xem đáp án

B. Đập được một cú gôn như anh.


Câu 2:

 Bí quyết để có được một cú đánh gôn như anh Ga-ri Play-ơ là gì?

Xem đáp án

A. Khổ công rèn luyện.


Câu 3:

 Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

Xem đáp án

B. Khổ công rèn luyện, nỗ lực cố gắng thì mới đạt được kết quả.


Câu 5:

Em hãy gạch chân vào các danh từ trong đoạn văn sau

Cơn mưa trắng trời trắng đất, những cây liễu đứng ủ rũ chịu trận, đàn chim không kịp kiếm chỗ trú thân đang run rẩy trên những cành cây.

Xem đáp án

Cơn mưa trắng trời trắng đất, những cây liễu đứng ủ rũ chịu trận, đàn chim không kịp kiếm chỗ trú thân đang run rẩy trên những cành cây.


Câu 7:

Em hãy tìm sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau. Cho biết tác dụng của biện pháp nhân hóa đó

Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa

(Trích “Mưa” – Trần Đăng Khoa)

Xem đáp án

- Các sự vật được nhân hóa là: “sấm”, “cây dừa”, “ngọn mùng tơi”.

- Tác dụng của biện pháp nhân hóa là làm cho sự vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.


Câu 8:

Nghe – viết 

NGỖNG VÀ VỊT

Ngỗng không chịu học

Khoe biết chữ rồi

Vịt đưa sách ngược

Ngỗng cứ tưởng xuôi

 

Cứ giả đọc nhẩm

Làm vịt phì cười

Vịt khuyên một hồi:

– Ngỗng ơi! Học! Học!

Phạm Hổ

Xem đáp án

Chính tả

 - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.


Câu 9:

Tập làm văn 

Em hãy viết một bài văn ngắn hướng dẫn cách làm hộp bút từ vỏ chai nhựa.

Xem đáp án

Luyện tập 

- Trình bày dưới dạng một bài văn, hướng dẫn làm hộp bút từ vỏ chai nhựa, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu chiếc hộp bút làm từ chai nhựa.

Triển khai:

- Bước 1. Chuẩn bị: (1) Chai nhựa; (2) Kéo; (3) Màu nước; (4) Bút lông.

- Bước 2. Làm hộp bút: (1) Vẽ vòng tròn quanh thân chai (đánh dấu điểm cần cắt ở chai nhựa). (2) Cắt theo phần vừa đánh dấu. (3) Tô màu nước. (4) Vẽ họa tiết trang trí theo sở thích.

- Bước 3. Sử dụng hộp bút: Cho bút vào hộp.

Kết thúc

- Lời chúc: Chúc các bạn thành công.

Bài làm tham khảo

Trong cuộc sống ngày nay, thật không khó để ta có thể mua sắm được những món đồ dùng học tập xinh xắn, đáng yêu. Tuy nhiên, từ tiết học tái chế đồ nhựa ở môn Công nghệ mà cô giáo dạy tuần trước, em lại yêu thích những món đồ dùng học tập do tự tay mình sáng tạo ra từ chai nhựa. Trong số đó, em yêu thích nhất là chiếc hộp bút làm từ chai nhựa. Để làm ra được một chiếc hộp đựng bút khá đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng biết làm nó. Dưới đây là hướng dẫn làm hộp bút từ chai nhựa.

Để làm được chiếc hộp đựng bút, tùy theo sở thích cá nhân cũng như sự khéo léo của đôi bàn tay mỗi người mà ta cần chuẩn bị những nguyên liệu phù hợp. Với chiếc hộp đựng bút đơn giản, chúng ta cần tìm những nguyên liệu cần thiết gồm có: một chai nhựa, màu nước, bút lông và một chiếc kéo.

Sau khi tìm đủ nguyên liệu ta bắt tay vào làm hộp bút. Trước tiên ta vẽ vòng tròn quanh thân chai nhựa. Việc này chính là để ta đánh dấu điểm cần cắt. Sau đó ta dùng kéo cắt theo phần vừa đánh dấu. Như vậy, ta đã hoàn thiện được phần khung của hộp bút. Để cho hộ bút được đẹp, bắt mắt hơn thì ta sẽ đi vào tô màu, trang trí họa tiết. Từ phần màu nước đã chuẩn bị, ta có thể tô màu chủ đạo cho chiếc hộp bút theo sở thích cá nhân. Ta cũng có thể dán, vẽ thêm những hình dán các con thú, các nhân vật hoạt hình đáng yêu hay các bông hoa tí hon. Sau khi làm xong ta sẽ thấy chiếc hộp trông thật đẹp mắt. Và cuối cùng là xếp đặt ngay ngắn những dụng cụ học tập: bút, thước, tẩy, compa,..... và chiếc hộp bút mới.

Như vậy là chỉ với các dụng cụ, vật liệu đơn giản, dễ kiếm, ta đã có chiếc hộp bút xinh xắn cho góc học tập của mình. Và đặc biệt hơn, việc tái chế các chai nhựa như vậy chũng chính là góp phần bảo vệ môi trường sống. Chúc bạn sớm có một chiếc hộp đựng bút bằng chai nhựa xinh xắn nha.


Bắt đầu thi ngay