Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
-
3816 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Em tên là Phương, du học sinh đang trầy trật để thi đậu mấy môn cuối và tìm việc.
Còn nửa kia của em là ngữ văn.
Bọn em đã bên nhau được 12 năm, mà tạm xa rời vì bây giờ em đã có nhiều bạn khác thú vị hơn. Nguyên nhân khiến cho em viết lách, giao tiếp và phản biện vô cùng kém so với những đứa bạn đến từ các nước khác. Bởi:
Thứ nhất: Tính gia trưởng
Đề bài yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về một vấn đề/tác phẩm, nhưng nếu cảm nghĩ của học sinh mà không giống với bảng điểm là “không có ý để chấm”. Điều này dẫn đến 1.000 học sinh sản xuất ra 1.000 phiên bản khác nhau vài cái chấm phẩy. Như vậy, từ trong trường lớp học sinh đã bị hạn chế chuyện nêu ra ý kiến của mình!
Thứ hai: Hay mơ mộng
Mình cảm thấy chuyện học văn rất hữu ích, vì trong cuộc sống mình sử dụng văn nhiều hơn toán. Ví dụ nhé! Mình bị lạc mất con mèo và muốn nhờ mọi người giúp, thế thì phải biết sử dụng văn miêu tả làm sao cho người ta tưởng tượng ra con mèo nhà mình. Thế nhưng mèo ở Việt Nam, 100 con thì tới 99 con có đôi mắt như hai hòn bi ve! (…)
Kết: Hãy trở thành một nửa lý tưởng của mọi bạn đời, chứ đừng là kẻ lúc nào cũng bị ly dị sau 12 năm gắn bó.
(Lược trích bài viết của Lê Uyên Phương,
https://thanhnien.vn/giao-duc/)
Đặt một nhan đề phù hợp cho văn bản.
Câu 2:
Bạn Phương tạm xa rời môn Văn, vì
- Thứ nhất: tính gia trưởng.
- Thứ hai: hay mơ mộng.Câu 3:
- Bạn Phương cho rằng học văn rất hữu ích, vì trong cuộc sống mình sử dụng văn nhiều hơn toán.
- Câu nói, Thế nhưng mèo ở Việt Nam, 100 con thì tới 99 con có đôi mắt như hai hòn bi ve! chỉ học sinh học theo văn mẫu/thụ động/…Câu 4:
Em có đồng tình với ý kiến môn Văn hay mơ mộng không? Vì sao?
Câu 5:
Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của việc học Ngữ văn ở bậc phổ thông ngày nay.
HS nêu suy nghĩ về việc học Ngữ văn ở bậc phổ thông ngày nay.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
Gợi ý:
- Trong trường, Ngữ Văn là môn học rất quan trọng vì nó góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh.
+ Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho chúng ta.
+ Nếu không học môn văn thì làm sao thế hệ trẻ ngày nay hiểu được những tấm gương chiến đấu ngoan cường của những chiến sĩ cách mạng, những người đã hy sinh xương máu nhằm giành lại độc lập, tự do để bao thế hệ ngày sau được sống yên vui, hạnh phúc?...
+ Học tốt môn văn, tâm hồn học sinh như được nuôi dưỡng bởi một liều thuốc bổ để hoàn thiện nhân cách của mình.Câu 6:
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc tự học.
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào tinh thần tự học.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ sống. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn luyện.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:
+ Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.
+ Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.
+ Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.
- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:
+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
+ Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.
+ Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.
3. Kết bài
Đánh giá chung về tinh thần tự học và nêu cảm nghĩ, liên hệ bản thân.