Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Bán trắc nghiệm) (Đề 2)
Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Bán trắc nghiệm) (Đề 2)
-
66 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn đáp án C
Câu 2:
Chọn đáp án D
Câu 4:
Chọn đáp án D
Câu 5:
Chọn đáp án C
Câu 6:
Chọn đáp án B
Câu 7:
Chọn đáp án D
Câu 8:
Chọn đáp án D
Câu 9:
Chọn đáp án B
Câu 10:
Chọn đáp án B
Câu 11:
Bảng sau cho biết lượng chất hòa tan trong 100 g nước của chất a, b, c ở các nhiệt độ khác nhau:
Tên chất |
Lượng chất hòa tan trong 100 g nước (g/100 g nước) ở |
|||
0oC |
20oC |
60oC |
100oC |
|
Chất a |
30 |
36 |
47 |
56 |
Chất b |
15 |
20 |
34 |
70 |
Chất c |
112 |
218 |
440 |
733 |
a. Cho biết khối lượng của chất rắn hòa tan nước ở 20oC.
b. Trong 3 chất trên, chất nào tan trong nước nhiều nhất.
c. Khi tăng nhiệt độ thì khối lượng chất rắn hòa tan trong nước thay đổi thế nào (tăng hay giảm)? Chất nào có sự thay đổi nhiều nhất?
a. Ở 200C, chất a tan 36 gam, chất b tan 20 gam, chất c tan 218 gam.
b. Chất c tan nhiều nhất trong nước.
c. Khi tăng nhiệt độ thì khối lượng chất rắn hòa tan trong nước tăng. Chất có sự thay đổi nhiều nhất, gấp hơn 6,5 lần so với chất được hòa tan ở 00C.Câu 12:
Cho bảng nhiệt độ và thời gian bảo quản một số loại thực phẩm trong tủ lạnh:
Thực phẩm |
Nhiệt độ bảo quản (oC) |
Thời gian bảo quản cho phép |
Thực phẩm |
Nhiệt độ bảo quản (oC) |
Thời gian bảo quản cho phép |
Cá |
0 – 3 |
3 ngày |
Sữa tươi |
1 – 7 |
5 – 7 ngày |
Thịt tươi các loại |
0 – 3 |
3 – 5 ngày |
Bơ |
0 – 7 |
8 tuần |
Nước trái cây |
0 – 7 |
1 – 2 tuần |
Dầu, mỡ |
2 – 7 |
6 tháng |
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia
a. Hãy nhận xét về nhiệt độ và thời gian bảo quản các loại thực phẩm.
b. Bảo quản bằng phương pháp đông lạnh có loại bỏ được vi khuẩn gây hại và các mầm bệnh hay không?
c. Nên tránh những sai lầm nào khi sử dụng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm?
d. Kể tên các phương pháp bảo quản thực phẩm mà em biết?
a. Thời gian bảo quản thực phẩm thường từ vài ngày đến 1 tuần ở nhiệt độ gần 00C. Ở nhiệt độ thấp hơn, nước trong thực phẩm bị đóng băng, ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Riêng thịt cá, có thể bảo quản nhiệt độ dưới 00C và có thể cất giữ lâu hơn.
b. Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh không tiêu diệt được các vi khuẩn và mầm bệnh. Phương pháp này chỉ làm kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, một số vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể sống ở nhiệt độ dưới 00C nên thực phẩm vẫn bị ô nhiễm mặc dù được bảo quản.
c. Sai lầm khi sử dụng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm: để thực phẩm ở nhiệt độ quá thấp, không rửa sạch vào bao bọc thực phẩm trước khi đưa vào tủ lạnh, chất đầy thực phẩm trong tủ lạnh ngăn cản khí lạnh lưu thông,…
d. Một số cách: sấy khô, ướp muối, hun khói, bảo quản chân không,…Câu 13:
Một trong những điểm khác biệt căn bản của động vật với thực vật là thực vật có khả năng quang hợp tự sản xuất ra chất hữu cơ.
a) Tổ chức nào trong cơ thể thực vật có khả năng quang hợp để sản xuất ra chất hữu cơ?
b) Nhà bạn Linh ở thành phố Cần Thơ, Linh muốn giúp mẹ trồng rau trên sân thượng nhưng sân thượng nhà Linh có một nửa được lợp bằng mái tôn, một nửa không lợp mái. Em hãy giúp Linh lựa chọn nơi trồng rau nhé.
c) Bạn Linh muốn cùng cả lớp bổ sung thêm cây xanh cho lớp học. Em hãy giúp Linh lựa chọn 5 loài cây khác nhau có thể trồng được trong lớp nhé. Hãy giải thích cho Linh là tại sao có thể trồng được những loài cây đó trong lớp học.
d) Khi nhặt rau dền cho mẹ nấu cơm, bạn Linh thấy thân, lá của cây rau dền có màu đỏ. Bạn Linh đã học bài Cấu tạo và chức năng của các thành phần tế bào và biết: thực vật quang hợp là nhờ có lục lạp; lục lạp làm lá cây có màu xanh lục. Vậy trong cây rau dền đỏ có lụp lạp không? Tại sao không nhìn thấy màu xanh mà cây vẫn có thể sống tự dưỡng được? Em hãy giải thích giúp Linh nhé.
a) Lục lạp.
b) Linh nên trồng cây ở phần sân thượng không bị lợp mái tôn che vì cây cần ánh sáng để quang hợp, sinh trưởng. Nếu trồng ở phần bị lợp mái tôn cây sẽ sinh trưởng không tốt do không nhận đủ ánh sáng nên thực hiện quá trình quang hợp không tốt.
c) Nên trồng một số cây sau đây:
Ví dụ:
- Cây trầu bà
- Cây vạn niên thanh
- Cây dây nhện
- Cây lưỡi hổ
- Cây kim tiền…
Giải thích: vì những loài cây này đều có khả năng sinh trưởng được trong môi trường ít ánh sáng (cây chịu bóng).
d) Trong cây rau dền đỏ có lục lạp do đó cây có thể sống tự dưỡng. Bạn Linh không nhìn thấy vì trong cây có chứa sắc tố đỏ, các tế bào chứa sắc tố nằm bên ngoài, các tế bào chứa lục lạp ở trong nên bị che lấp.Câu 14:
Sự kiện giờ Trái Đất được thực hiện từ năm 2007 và đến nay, các hoạt động hưởng ứng Giờ Trái Đất đã lan rộng trên khắp các châu lục trên toàn thế giới. Sử dụng Internet hay sách báo, em hãy tìm hiểu ý nghĩa giờ Trái Đất là gì? Mục đích giờ Trái Đất và Ý nghĩa của Logo Giờ Trái Đất ? Từ đó, em có những hành động gì để chung tay với cộng đồng và xã hội ?
- Giờ Trái Đất là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF - World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm.
- Mục đích của Giờ Trái Đất nhằm khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững.
- Ý nghĩa của Logo Giờ Trái Đất Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa. Màu xanh chủ đạo còn có thêm ý nghĩa là chúng ta hãy hành động để Trái Đất thêm xanh.Câu 15:
Hình mô tả vòng tuần hoàn đơn giản của chất vô cơ trong tự nhiên. Chiều mũi tên chỉ đường đi của chất hữu cơ.
a) Vi khuẩn trong đất có vai trò gì đối với vòng tuần hoàn các chất.
b) Vi khuẩn hoạt động sẽ làm tăng hay giảm lượng chất khoáng có trong đất? Giải thích.
c) Nếu không có vi khuẩn phân giải chất hữu cơ trong đất, em hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra đối với Trái Đất.
a) Vi khuẩn có chức năng phân giải xác sinh vật thành chất vô cơ đơn giản.
b) Khi vi khuẩn hoạt động sẽ làm tăng hàm lượng chất khoáng trong đất bởi vì vi khuẩn sẽ phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
c) Nếu không có vi khuẩn phân giải chất hữu cơ, Trái Đất sẽ có rất nhiều xác sinh vật không được phân giải. Cây xanh không có thức ăn (không có chất khoáng để hấp thu) → động vật cũng không có thức ăn → sự sống trên Trái Đất không tồn tại hoặc suy giảm đa dạng.Câu 16:
Bảo thực hiện thí nghiệm đối với cây dâu tây như sau:
Thí nghiệm 1: Bảo ngắt ngọn cây, sau đó tưới nước.
Thí nghiệm 2: Bảo cắt ngang vị trí của thân, rễ và bỏ toàn bộ rễ, sau đó trồng lại cây rồi tưới nước.
Em hãy dự đoán cây nào sẽ sống? Vì sao?
Thí nghiệm 1: cây vẫn sống vì cây có thể mọc ra chồi mới.