Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Tự luận) (Đề 7)
-
122 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bơm một chất khí vào quả bóng thể tích 1,5 L, rồi cân thấy khối lượng là 1,6 gam (vỏ bóng làm bằng chất liệu rất nhẹ, khối lượng của nó có thể bỏ qua).
a) Hãy tính khối lượng riêng của chất khí trên.
b) Sau khi bơm khí, quả bóng sẽ có xu hướng bay lên trên hay nằm trên mặt đất? Biết rằng khối lượng riêng của không khí là 1,18 kg/m3).
) Khối lượng riêng của chất khí đó là:
D = m/V = 1,6 : 1,5 = 1,07 (g/L) = 1,07 (kg/m3).
b) Khối lượng riêng của chất khí này nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí.
Quả bóng sẽ có xu hướng bay lên trên.Câu 2:
a) Khi mở nắp bình xăng ta ngửi thấy mùi xăng, điều này cho ta biết tính chất gì của xăng?
b) Không để bình xăng gần ngọn lửa vì rất dễ bắt cháy. Hãy giải thích tại sao có hiện tượng bắt cháy?
c) Xăng E5 là loại xăng có chứa 95% thể tích là xăng và 5% thể tích là cồn. Xăng E10 có chứa 90% thể tích là xăng và 10% thể tích là cồn.
Tính toán cho thấy một động cơ dùng 1 L xăng thì đi được quãng đường 14km, nếu dùng 1 L cồn thì đi được quãng đường 10 km.
- Nếu dùng 1 L xăng E5 thì đi được quãng đường bao nhiêu km?
- Nếu dùng 1L xăng R10 thì đi được quãng đường bao nhiêu km?
) Xăng dễ bay hơi.
b) Vì xăng dễ bay hơi nên trong không khí có sẵn một lượng xăng ở thể khí. Do đó khi gần ngọn lửa, khí này dễ bắt cháy.
c)
- Trong 1 L xăng E5 có 0,95 L xăng và 0,05 cồn.
Quãng đường động cơ đi được nếu dùng 1 L xăng E5 là:
0,95 x 14 + 0,05 x 10 = 13,8 (km).
- Trong 1 L xăng E10 có 0,9 L xăng và 0,1 L cồn.
Quãng đường động cơ đi được nếu dùng 1 L xăng E10 là:
0,9 x 14 + 0,1 x 10 = 13,6 (km).Câu 3:
a) Theo các nhà khoa học, cơ thể con người cần thay thế khoảng 330 tỉ tế bào mỗi ngày. Quá trình nào của cơ thể giúp tạo ra một lượng tế bào lớn như vậy để thay thế cho các tế bào chết, tế bào sai hỏng và tổn thương? Từ số liệu trên, em hãy tính số lượng tế bào mới tạo ra mỗi giây đảm bảo đủ số lượng tế bào cần thay thế?
b) Những tế bào mới được sinh ra mỗi ngày dùng để thay thế cho các tế bào đã chết, tế bào tổn thương. Em hãy lấy ví dụ các trường hợp cần thay thế tế bào mới.
a)
- Quá trình sinh sản của tế bào giúp tạo ra các tế bào mới.
- Tính số lượng tế bào tạo ra mỗi giây:
330 000 000 000 : (24 . 3 600) = ~ 3,8 triệu tế bào.
b) Ví dụ:
- Thay thế tế bào chết khi đánh răng;
- Thay thế tế bào mới khi rụng tóc;
- Thay thế tế bào dạ dày bị chết và tổn thương do dịch dạ dày;
- Thay thế tế bào mới khi cơ thể bị thương (vết trầy xước trên da, đứt tay,…).Câu 4:
Hoàn thành bảng dựa vào các hình bên dưới
Sắp xếp các nhóm động vật không xương sống vào cùng nhóm:
Nhóm |
Tên động vật |
Ruột khoang |
|
Giun |
|
Thân mềm |
|
Chân khớp |
|
Nhóm |
Tên động vật |
Ruột khoang |
Hải quỳ, sứa |
Giun |
Giun đất, sán lá gan, sán dây, giun kim, giun đũa |
Thân mềm |
Nghêu, ôc sên |
Chân khớp |
Tôm, kiến, nhện |
Câu 5:
Bảng dưới đây cho biết số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của hai loại đèn có độ sáng bằng nhau.
Loại đèn |
Thời gian thắp sáng tối đa |
Điện năng tiêu thụ trong 1 h |
Giá |
Dây tóc (220V-75W) |
1 000 h |
0,075 kW.h |
5 000 đồng |
Compact (220V-20W) |
5 000 h |
0,020 kW.h |
40 000 đồng |
Dựa vào bảng trên em hãy tính số tiền mà một trường học tiết kiệm được trong 1 năm (365 ngày) khi thay thế 250 bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact. Cho biết giá điện là 1 500 đồng/ KW.h và mỗi ngày các đèn hoạt động 9 h.
● Số giờ thắp sáng của các bóng đèn trong một năm là: 9 x 365 = 3 285 h.
● Điện năng bóng đèn dây tóc tiêu thụ trong một năm:
A1 = 3 285 x 0,075 = 246,4 kW.h
● Điện năng bóng đèn compact tiêu thụ trong một năm:
A2 = 3 285 x 0,020 = 65,7 kW.h
● Mỗi bóng đèn dây tóc có thời gian thắp sáng tối đa là 1000h, để thắp sáng 3 285 h cần tối thiểu:
n1 = 3 285/1 000 = 3,285 (4 bóng).
→ Vậy tiền mua bóng đèn là: 4 x 5 000 đ = 20 000 đ.
● Tiền điện và tiền mua bóng đèn cho một vị trí thắp sáng là:
T1 = A1 x 1 500 + 20 000 = 369 600 đ.
● Mỗi bóng đèn compact có thời gian thắp sáng tối đa là 5000 h, để thắp sáng 3 285 h cần tối thiểu:
n2 = 3 285/5 000 = 0,657 (1 bóng).
→ Vậy tiền mua bóng đèn là: 1 x 40 000 đ = 40 000 đ.
● Tiền điện và tiền mua bóng điện cho một vị trí thắp sáng là:
T2 = A2 x 1 500 + 40 000 = 138 550 đ.
→ Số tiền mà một trường học tiết kiệm được trong một năm (365 ngày) khi thay thế 250 bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact là:
T = (T1 – T2) x 250 = 57 775 000 đ.Câu 6:
a) Hãy nêu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học, hậu quả của việc phá rừng và kể thêm một số hoạt động khác của con người có thể gây suy giảm đa dạng sinh học.
b) Tại sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới?
c) Em hãy cho biết sự đa dạng màu sắc của tắc kè có ý nghĩa gì cho chúng.a)
* Nguyên nhân tự nhiên: cháy rừng, núi lửa.
* Do con người: phá rừng; phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ; săn bắt động vật hoang dã.
Nguyên nhân chính gây suy giảm đa dạng sinh học là do con người, con người tác động nhiều và liên tiếp vào môi trường và vào đa dạng sinh học.
Phá rừng làm mất lượng lớn các loài sinh vật dẫn đến các hậu quả: động vật hoang dã mất đi nơi ở và nguồn thức ăn dẫn đến không tồn tại được; con người mất đi một nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, cây gỗ phục vụ cho hoạt động sản xuất; giảm đa dạng nguồn gen; tăng nguy cơ sạt lỡ, lũ lụt,..
* Các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học của con người: đốt rừng, khai thác quá mức sinh vật,….
b) Đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới vì điều kiện khí hậu ở hoang mạc khắc nghiệt, chỉ có một số ít loài sinh vật thích nghi với điều kiện sống ở đó. Rừng mưa nhiệt đới có điều kiện khí hậu phù hợp với nhiều loại sinh vật khác nhau, do đó rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao.
c) Sự đa dạng màu sắc của tắc kè làm cho kẻ thù khó phát hiện, giúp chúng thích nghi với môi trường sống.Câu 7:
Tại sao nấm được coi là cá thể lớn nhất Thế giới?
Câu 8:
a) Muốn cho máy sấy tóc hoạt động nó phải nhận năng lượng gì? Năng lượng đó biến đổi thế nào?
b) Giả sử máy dấy tóc nhận năng lượng 2500J, khi hoạt động năng lượng này chuyển hóa 1850J thành nhiệt năng, 450J thành động năng. Phần năng lượng còn lại chuyển hóa thành dạng gì, có giá trị bao nhiêu?
a) Điện năng chuyển hóa thành động năng (làm quay cánh quạt của mấy sấy tóc) + nhiệt năng (làm dây tóc máy sấy nóng lên) + năng lượng âm thanh (tiếng kêu máy sấy).
b) Năng lượng âm thanh = Năng lượng điện – Năng lượng nhiệt – Động năng
= 200J.Câu 9: