Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Trắc nghiệm Đo khối lượng có đáp án

Trắc nghiệm Đo khối lượng có đáp án

Trắc nghiệm Đo khối lượng có đáp án

  • 1170 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sắp xếp các bước sau theo đúng thứ tự khi sử dụng cân đồng hồ?

a) Đặt vật cần cân lên đĩa cân

b) Đọc và ghi kết quả đo

c) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp

d) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân

e) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

Xem đáp án

Khi sử dụng cân đồng hồ, cần thực hiện theo các bước:

Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp

Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân

Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Để đo khối lượng của 6 quả táo, ta nên chọn cân đồng hồ nào dưới đây?

Để đo khối lượng của 6 quả táo, ta nên chọn cân đồng hồ nào dưới đây (ảnh 1)

Xem đáp án

Ta ước lượng khối lượng của 6 quả táo khoảng hơn 1kg => để kết quả đo chính xác cao ta nên chọn cân có ĐCNN nhỏ và GHĐ lớn hơn 1 kg.

=> Cân có GHĐ là 2kg và ĐCNN là 10g là phù hợp.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 3:

Chọn câu trả lời đúng?

1 lạng bằng:

Xem đáp án

Ta có:

1 lạng = 1 hec-tô-gam = 0,1 kg = 0,1.1000 = 100g

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Một học sinh dùng cân Roberval để đo khối lượng của quyển vở và thu được kết quả 63g. Theo em, quả cân có khối lượng nhỏ nhất trong hộp quả cân của cân này là bao nhiêu?

Xem đáp án

Quả cân có khối lượng nhỏ nhất trong hộp quả cân của cân này là 1 g do ĐCNN là 1 g.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

Các thao tác nào dưới đây là sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử?

a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng

b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ

c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân

d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân

Xem đáp án

Các thao tác sai là:

a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng

b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ vì cần đặt mắt vuông góc với vị trí kim chỉ thị vào vạch chia trên mặt cân.

c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân => Cần để vật có kích thước và khối lượng phù hợp lên cân để cân không nhanh hỏng.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Một hộp quả cân Roberval gồm các quả cân có khối lượng 1g, 2g, 5g, 10g, 20g, 50g, 100g, 200g. GHĐ và ĐCNN của cân là:

Xem đáp án

Đo khối lượng của vật bằng cân Rô – béc – van  là cách đối chiếu khối lượng của vật cần cân với khối lượng của quả cân mẫu.

Các quả cân mẫu: 1g, 2g, 5g, 10g, 20g,, 50g, 100g, 200g.

Vậy ĐCNN của cân sẽ là quả cân mẫu có khối lượng nhỏ nhất và bằng 1 g.

GHĐ là tổng các quả cân mẫu: 1 + 2 + 5 + 10 + 20 + 50 + 100 + 200 = 388 (g)

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

Em hãy ghép tên các loại cân (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại cân đó (ở cột bên phải).

Loại cân

Công dụng

1. Cân đồng hồ

A. Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài chục gam đến vài kilôgam

2. Cân Roberval

B. Cân các vật có khối lượng từ vài trăm gam đến vài chục kilôgam

3. Cân điện tử (dùng trong phòng thực hành)

C. Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài miligam đến vài trăm gam với độ chính xác cao

Xem đáp án

- Cân đồng hồ: Cân các vật có khối lượng từ vài trăm gam đến vài chục kilôgam

- Cân Roberval: Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài chục gam đến vài kilôgam

- Cân điện tử (dùng trong phòng thực hành): Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài miligam đến vài trăm gam với độ chính xác cao

=> 1 – B; 2 – A; 3 – C 

Đáp án cần chọn là: D


Câu 8:

Tên gọi của loại cân trong hình vẽ là gì?

Tên gọi của loại cân trong hình vẽ là gì (ảnh 1)

Xem đáp án

Loại cân trong hình vẽ có tên là Cân đòn.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 9:

Chọn đơn vị đo thích hợp cho mỗi chỗ trống trong các câu sau:

1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 …

2. Khối lượng của chiếc xe tải là 2,4 …

3. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 …

Xem đáp án

1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 kg

2. Khối lượng của chiếc xe tải là 2,4 tấn

3. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 g

Đáp án cần chọn là: C


Câu 10:

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

Xem đáp án

650g = 0,65kg

2,4 tạ = 240kg

Đáp án cần chọn là: B


Câu 11:

Đâu là đơn vị đo của khối lượng?

Xem đáp án

Đơn vị đo khối lượng là ki-lô-gam (kg)

Đáp án cần chọn là: C


Câu 12:

Một hộp quả cân có các  quả cân loại 200g, 50g, 500g, 500mg, 200mg, 5g, 2g. Để cân một vật có khối lượng 250,7g thì cần các quả cân nào?

Xem đáp án

Đổi: 1g = 1000mg, 500mg = 0,5g; 200mg = 0,2g

Ta có: 

250,7g = 200g + 50g + 0,5g + 0,2g = 200g + 50g + 500mg + 200mg

Vậy để cân một vật có khối lượng 250,7g thì cần các quả cân: 200g, 50g, 500mg, 200mg

Đáp án cần chọn là: C


Câu 13:

ĐCNN của cân Rô béc van là:

Xem đáp án

Đo khối lượng của vật bằng cân Rô – béc – van  là cách đối chiếu khối lượng của vật cần cân với khối lượng của quả cân mẫu

+ ĐCNN của cân sẽ là quả cân mẫu có khối lượng nhỏ nhất

+ GHĐ là tổng các quả cân mẫu

Đáp án cần chọn là: A


Câu 14:

Một chiếc cân có GHĐ và ĐCNN là 5kg−10g. Mỗi phép cân có thể sai:

Xem đáp án

Cân có ĐCNN là 10g là giá trị nhỏ nhất cân đo được (khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp trên cân) vậy mỗi phép cân có thể sai 10g

Đáp án cần chọn là: C


Câu 15:

Chọn câu trả lời đúng

Xem đáp án

Hai vật có khối lượng như nhau thì bằng nhau

=> 1 kilôgam bông sẽ có khối lượng bằng một kilôgam sắt

Đáp án cần chọn là: C


Câu 16:

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

Xem đáp án

Ta có, 1 tấn  = 10 tạ = 100 yến  = 1000 kilôgam

1 lạng = 1/10 kg

Vậy tấn > tạ > kilôgam > lạng

Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay