Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Trắc nghiệm KHTN 6 học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm KHTN 6 học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm KHTN 6 học kì 2 có đáp án (Đề 1)

  • 1483 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quan sát tế bào dưới đây và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.

Quan sát tế bào dưới đây và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào. (ảnh 1)

 

Xem đáp án

Đáp án C

Tế bào ở trong hình là tế bào nhân thực. Mũi tên đang chỉ vào nhân của tế bào. Ở tế bào nhân thực, vật chất di truyền được bao bọc trong nhân hoàn chỉnh (nhân có màng nhân bao bọc).


Câu 2:

Cơ thể nào sau đây là đơn bào?
Xem đáp án

Đáp án B

- Trùng biến hình là động vật nguyên sinh, cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào → Trùng biến hình là cơ thể đơn bào.

- Con chó, con ốc sên, con cua đều là cơ thể đa bào

Câu 3:

Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Tất cả các vi khuẩn nói chung và vi khuẩn lam nói riêng đều là sinh nhân sơ → Vi khuẩn nói chung và vi khuẩn lam nói riêng đều thuộc giới Khởi sinh.


Câu 4:

Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật.

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

Xem đáp án

Đáp án B

- Phân loại thế giới sống là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm, theo trật tự nhất định. Ý nghĩa của phân loại thế giới sống:

+ Giúp gọi đúng tên sinh vật.

+ Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.

+ Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

(3) Sai. Việc phân loại thế giới sống không dựa trên tiêu chí vai trò của sinh vật nên việc phân loại thế giới sống không có ý nghĩa cho thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.


Câu 5:

Tên địa phương của loài được hiểu là

Xem đáp án

Đáp án A

Tên địa phương của loài được hiểu là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. Một loài có thể có nhiều tên địa phương khác nhau.


Câu 6:

Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là

Xem đáp án

Đáp án C

Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật. Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.


Câu 7:

Đặc điểm nào sau đây không dùng để phân loại đại bàng và gấu trúc?
Xem đáp án

Đáp án C

Đại bàng và gấu trúc đều là cơ thể đa bào → Đặc điểm số lượng tế bào không được dùng để phân loại đại bàng và gấu trúc.


Câu 8:

Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:

(1) Biết bay hay không biết bay

(2) Có lông hay không có lông

(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ

(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi

(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn

(6) Phân tính hay không phân tính

Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Biết bay hay không biết bay → Tách được nhóm sinh vật thành 2 nhóm: nhóm biết bay gồm chim bồ câu; nhóm không biết bay gồm mèo, thỏ, ếch.

(2) Có lông hay không có lông → Tách được nhóm không biết bay thành 2 nhóm: nhóm có lông gồm mèo, thỏ; nhóm không có lông gồm ếch.

(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ → Tách được nhóm có lông thành 2 nhóm: nhóm ăn cỏ gồm thỏ; nhóm không ăn cỏ gồm mèo.


Câu 9:

Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?
Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên sinh vật gồm động vật nguyên sinh, tảo, nấm nhầy → Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.


Câu 10:

Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là

Xem đáp án

Đáp án C

- Trùng biến hình, trùng roi xanh, trùng giày là động vật nguyên sinh sống tự do trong nước ao, hồ, cống rãnh,…

- Trùng sốt rét sống kí sinh trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen và trong máu người, gây bệnh sốt rét.

- Trùng kiết lị sống kí sinh ở niêm mạc ruột và máu người, gây bệnh kiết lị.


Câu 11:

Phát biểu nào sau đây là đúng về nguồn năng lượng không tái tạo?

Xem đáp án

Đáp án A

Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng có trong thiên nhiên, có thể cạn kiệt vì phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành.


Câu 12:

Đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?
Xem đáp án

Đáp án D

Đồ dùng sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo:

- Xe máy sử dụng nhiên liệu xăng là năng lượng không tái tạo.

- Bếp gas sử dụng nhiên liệu khí gas là năng lượng không tái tạo.

- Lò sưởi sử dụng nhiên liệu than là năng lượng không tái tạo.


Câu 13:

Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào tự quay quang trục  ngược lại so với mọi hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?

Xem đáp án

Đáp án C

Sao Kim, còn được gọi là sao Hôm, hay sao Mai là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời quay từ đông sang tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều quay theo hướng ngược lại. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bầu khí quyển dày đặc của Kim tinh.


Câu 14:

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“ Hình dạng nhìn thấy của (1) ….  là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) … được ….. chiếu sáng”.

Xem đáp án

Đáp án A

“ Hình dạng nhìn thấy của (1) Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) Trái Đất được (3) Mặt Trời chiếu sáng”.


Câu 15:

Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:

Xem đáp án

Đáp án B

A – sai, nếu vậy sẽ nhìn thấy Trăng bán nguyệt

B – đúng

C – sai, Mặt Trăng có hình khối cầu nên Mặt Trời không thế chiếu sáng toàn bộ Mặt Trăng

D – sai, nếu vậy sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực

Câu 16:

Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng

Xem đáp án

Đáp án A

Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông.

Câu 17:

Lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội:

(1) Phơi quần áo dưới ánh nắng.

(2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn LED.

(3) Tưới cây khi trời vừa mưa xong.

(4) Cho thức ăn vào tủ lạnh khi đã nguội.

(5) Để đèn sáng trong phòng khi không có ai ở phòng.

(6) Sử dụng hết các thiết bị điện trong giờ cao điểm
Xem đáp án

Đáp án B

Các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội:

(1) Phơi quần áo dưới ánh nắng.

(2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn LED.

(3) Tưới cây khi trời vừa mưa xong.

(4) Cho thức ăn vào tủ lạnh khi đã nguội.


Câu 18:

Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là

Xem đáp án

Đáp án B

Một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ được gọi là Thiên hà.


Câu 19:

Ta thường thấy Mặt Trời khi nào?
Xem đáp án

Đáp án A

Ta thường thấy Mặt Trời vào ban ngày.


Câu 20:

Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng …. so với kích thước của ….., ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”.

Xem đáp án

Đáp án B

Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng nhỏ bé so với kích thước của Ngân Hà, ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”.


Câu 21:

Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do
Xem đáp án

Đáp án D

Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do Trái Đất có dạng hình khối cầu.


Câu 22:

Các thiên thể nào sau đây có thể tự phát sáng?
Xem đáp án

Đáp án C

Thiên thể có thể tự phát sáng là ngôi sao, Mặt Trời.


Câu 23:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A - sai vì Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ => không phải hệ Mặt Trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh.

B – sai vì Thủy tinh ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác => không phải Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh khác.

D – sai vì Mộc tinh là hành tinh ở vị trí thứ 5 và có kích thước lớn nhất => không phải hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn.


Câu 24:

Chọn phát biểu sai?

Xem đáp án

Đáp án D

A – sai vì Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở gần rìa của một trong 4 vòng xoắn của Ngân Hà

B – sai vì Từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một phần của một vòng xoắn ốc của Ngân hà.

C – sai vì Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là dải Ngân Hà.


Câu 25:

Chọn phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

- Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s đồng thời quay quanh lõi của nó.

- Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ 220 000 m/s.


Câu 26:

Hành tinh là

Xem đáp án

Đáp án B

Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao.


Câu 27:

Sắp xếp các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về kích thước.

Xem đáp án

Chọn A

Các hành tinh của hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về kích thước: Thủy tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh.


Câu 28:

Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng Âm lịch. Hãy xác định ảnh số 1 Mặt Trăng ứng với khoảng ngày nào của tháng Âm lịch.

Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các  (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn A

 
Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các  (ảnh 2)

Ảnh số 1 Mặt Trăng ứng với các ngày 30 – mồng 1 của tháng Âm lịch.


Câu 29:

Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì:

Xem đáp án

Đáp án A

Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì: Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.


Câu 30:

Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các ngày của tháng Âm lịch. Hãy xác định các ảnh số 3 Mặt Trăng ứng với khoảng ngày nào của tháng Âm lịch.

Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các  (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn B

Hình dưới đây ghi lại hình dạng Mặt Trăng quan sát được trong các  (ảnh 2)

Ảnh số 3 Mặt Trăng ứng với các ngày mồng 7 – 8 của tháng Âm lịch.


Bắt đầu thi ngay