Đề ôn thi hsg KHTN 6 cấp trường có đáp án (Tự luận) (Đề 10)
-
23 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
a) Thế nào là chất tinh khiết? Hỗn hợp?
b) Theo kết quả kiểm tra chất lượng nguồn nước của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM đối với các hộ dân chưa được sử dụng nước sạch tại 1.400 vị trí thuộc 7 quận huyện (Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Tân, Thủ Đức, quận 12), cho thấy: chỉ có 3,21% mẫu đạt chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Có 95,86% mẫu xét nghiệm không đạt chỉ tiêu hóa lý do độ pH thấp, hàm lượng sắt cao. Nhiều nơi nguồn nước sinh hoạt của người dân bỗng dưng vẩn đục, đen mà không rõ nguyên nhân.
Hãy trả lời câu hỏi sau:
- Vậy nguồn nước ngầm trong tự nhiên là chất tinh khiết hay hỗn hợp ?
- Nguồn nước ngầm nếu khai thác bừa bãi mà không qua xử lí thì có ảnh hưởng gì đối với sức khoẻ con người ?
a)
- Chất tinh khiết được tạo ra từ một chất duy nhất và có tính chất xác định.
- Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
b)
- Vậy nguồn nước ngầm trong tự nhiên là hỗn hợp.
- Nguồn nước ngầm nếu khai thác bừa bãi mà không qua xử lí thì ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người như: ngộ độc hoá chất do dư lượng thuốc trừ sâu, nhiễm độc kim loại nặng; giun sán, ...Câu 2:
a) Nói “Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống” vì:
- Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- Tế bào có thể thực hiện được các chức năng sống như: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng và sinh sản.
b) Khi học bài các cơ quan cùng tham gia hoạt động là:
- Hệ vận động: giúp cử động tay để viết bài.
- Hệ thần kinh và giác quan: giúp đọc, hiểu, suy nghĩ để làm bài.
- Hệ hô hấp, tuần hoàn: giúp cung cấp oxygen cho cơ thể để tạo năng lượng hoạt động.Câu 3:
Đọc đoạn thông tin sau:
Được biết, chuột cái có chu kì động dục từ 4 - 6 ngày. Trong trường hợp cho chuột cái tiếp xúc với nước tiểu chuột đực thì chúng sẽ động dục sau 72 giờ còn nếu những con chuột cái với mật độ lớn thì tất cả chúng sẽ không động dục.
Sau khi giao phối thông thường chuột cái sẽ phát triển một lớp màng ngăn cản việc giao phối đó. Thời kì của chuột vào nhà khoảng 19 – 21 ngày và mỗi lứa chuột mẹ sinh 3 – 14 con chuột (trung bình 7 con). Mỗi chuột cái có thể đẻ 5 – 10 lứa mỗi năm, vì vậy số lượng chuột nhà có thể tăng rất nhanh. Chuột nhà sinh sản quanh năm (tuy nhiên, trong điều kiện sống tự nhiên, chúng không sinh sản trong những tháng quá lạnh, mặc dù chúng không ngủ đông).
Chuột sơ sinh không mở mắt được ngay và không có bộ lông. Bộ lông phát triển vài ba ngày sau khi sinh; đôi mắt mở sau khi sinh khoảng 1 – 2 tuần, con đực trưởng thành sinh dực sau khoảng 6 tuần và con cái khoảng 8 tuần, nhưng cả hai giới có thể sinh sản sớm từ khi 5 tuần.
Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi sau:
a) Chuột được xếp vào nhóm động vật có xương sống nào?
b) Số lượng chuột con trung bình được sinh ra mỗi năm/ một chuột mẹ?
c) Tác hại và biện pháp phòng tránh chuột.
a) Chuột được xếp vào nhóm Thú.
b) Số lượng chuột trung bình từ 35 đến 70 con/năm.
c) Tác hại: gặm nhấm làm hư đồ đạc gia đình, phá hoại mùa màng, mang mầm bệnh truyền cho người.
- Phòng chống chuột: giữ gìn vệ sinh môi trường; nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng; nuôi mèo diệt chuột hoặc dùng keo bẫy chuột,…Câu 4:
Hãy giải thích.
a) Tại sao bề mặt vợt bóng bàn, gang tay thủ môn, thảm rải trên bậc lên xuống thường dán lớp cao su có nổi gai thô ráp?
b) Ở những vũng sình, lầy người ta thường đổ đất đá, cành cây hoặc lót ván vào các vũng sình lầy để xe đi qua tránh tình trạng bánh bị quay tít tại chỗ.
c) Tại sao ô tô xe máy, công cụ sau một thời gian sử dụng lại phải thay dầu định kỳ?
a) Trên bề mặt vợt bóng bàn, gang tay thủ môn, thảm rải trên bậc lên xuống thường dán lớp cao su có nổi gai thô ráp nhằm tăng ma sát.
b) Bánh xe quay tít tại chỗ là do khi đó lực ma sát nhỏ. Vì vậy chúng ta phải đổ đất đá, cành cây hoặc lót ván đề tăng ma sát.
c) Sau một thời gian sử dụng, phải thay dầu định kì để bôi trơn các trục và làm giảm ma sát.Câu 5:
Cho các thực vật sau: cây bợ nước, cây hoa tigôn, cây vạn tuế, cây thông 2 lá, cây dâu tằm, cây bắt ruồi, cây hồ tiêu, cây dưa leo, cây hoa quỳnh, cây rêu tường, dây tơ hồng, cây hành tây.
Sắp xếp các đại diện sinh vật trên vào các nhóm thực vật đã học theo mẫu sau:
Nhóm thực vật |
Đại diện |
Rêu |
|
Dương xỉ |
|
Hạt trần |
|
Hạt kín |
|
Nhóm thực vật |
Đại diện |
Rêu |
Rêu tường |
Dương xỉ |
Cây bợ nước |
Hạt trần |
Cây thông 2 lá, cây vạn tuế |
Hạt kín |
Cây hoa tigôn, cây dâu tằm, cây bắt ruồi, cây hồ tiêu, cây dưa leo, cây hoa quỳnh, dây tơ hồng, cây hành tây,… |
Câu 6:
a) Em thấy nấm mốc thường xuất hiện ở điều kiện thời tiết nào? Kể tên những vị trí dễ xuất hiện nấm mốc xung quanh em.
b) Trong kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi thủy sản, người nuôi thường tiến hành gây màu nước ao. Màu nước ao nuôi lí tưởng là màu xanh lơ (xanh nôn chuối), xuất hiện do sự phát triển của tảo lục đơn bào trong nước. Hãy giải thích vì sao người nuôi thủy sản luôn gây và cố gắng duy trì màu nước này trong suốt vụ nuôi.
c) Vào mùa đông, khi muối dưa cả nhà người ta thường để cạnh bếp chỗ đun nóng. Theo em để thế có tác dụng gì?
a)
- Nấm mốc thường xuất hiện ở điều kiện thời tiết: ẩm ướt, ấm áp.
- Một số vị trí thường thấy nấm mốc ở những nơi ẩm ướt như: trong phòng bếp, trong máy giặt, máy rửa bát, phòng tắm, quần áo bẩn để lâu không giặt, đất, thức ăn, hoa quả,...
b) Vì màu nước xanh lơ chứng tỏ có nhiều tảo lục đơn bào trong đó. Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước, có lợi cho hô hấp của các loài động vật thuỳ sinh nuôi trong ao. Tảo lục đơn bào cũng là nguổn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản, nhờ đó người chăn nuôi giảm bớt được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
c) Về mùa đông, nhiệt độ thường thấp dưới 250C, trong khi đó vi khuẩn lactic thường phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 35 – 400C. Do vậy người ta thường để cạnh bếp đun – nhằm tạo điều kiện phù hợp để vi khuẩn phát triển.Câu 7:
a) Ba bạn Na, Nam, Lam cùng đo chiều cao của bạn Hùng. Các bạn đề nghị Hùng đứng sát vào tường, dùng 1 thước kẻ đặt ngang đầu Hùng để đánh dấu chiều cao của Hùng vào tường. Sau đó, dùng thước cuộn có giới hạn đo 2 m và độ chia nhỏ nhất 0,5 cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu trên tường. Kết quả đo được Na, Nam,
- Lực có phương …. , chiều hướng từ …....
- Biểu diễn lực dựa vào hình trên.
Lam ghi lần lượt là: 165,3 cm; 165,5 cm và 166,7 cm. Kết quả của bạn nào được ghi chính xác?
b) Hãy mô tả bằng lời phương và chiều của lực của người tác dụng lên xe đẩy trong hình dưới đây.
a) Kết quả của bạn Nam là chính xác nhất vì ĐCNN của thước là 0,5 cm không thể đo ra kết quả 165,3 hay 166,7 chính xác được.
b)
- Nằm ngang – trái sang phải.
- Ví dụ, nếu một người đẩy xe hàng với lực 40 N theo phương nằm ngang từ trái sang phải, thì lực đẩy của người đó sẽ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
· Gốc nằm trên xe đẩy, tại vị trí tay đặt vào xe để đẩy.
· Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
Nếu quy ước mỗi cm độ dài của mũi tên tương ứng với 10 N (tỉ xích 1 cm ứng với 10 N), thì mũi tên có độ dài là: 40:10 = 4 cm.Câu 8:
Sử dụng các đinh sắt giống nhau, thả cho chúng rơi thẳng đứng từ các độ cao khác nhau xuống cát và đo độ ngập sâu của mỗi đinh sắt trong cát.
Lần đo |
Độ cao của đinh so với cát (Tính bằng cm) |
Độ ngập sâu của đinh trong cát (Tính bằng cm) |
1 |
10 |
1,7 |
2 |
20 |
2,1 |
3 |
30 |
2,5 |
Ghi lại các kết quả đo như ví dụ ở bảng trên. Từ kết quả thí nghiệm của mình, em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó.
b) Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào?
c) Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát?
a) Các lần sau thả ở vị trí cao hơn thì đinh lún sâu hơn so với lần thả trước đó.
b) Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng biến đổi chủ yếu thành động năng.
c) Ở độ cao càng lớn thì thế năng hấp dẫn của đinh càng lớn, do đó năng lượng càng lớn.
Trong trường hợp đinh được thả từ độ cao lớn nhất thì tại mặt đất, đinh sẽ có vận tốc lớn nhất, do đó ngập sâu nhất trong cát.