Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 Chân Trời Sáng Tạo có đáp án

Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 Chân Trời Sáng Tạo có đáp án

Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 Chân Trời Sáng Tạo có đáp án - Đề 02

  • 44 lượt thi

  • 24 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Khối lượng H2O2 có trong 30 g dung dịch nồng độ 3% là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Áp dụng:


Câu 6:

Dung dịch nào sau đây có pH < 7?

Câu 7:

Một hộp sữa có khối lượng 790 g và thể tích 420 cm3. Tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3?
Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Đổi 790 g = 0,79 kg; 420 cm3 = 4,2.10-4 m3

Khối lượng riêng của sữa trong hộp là


Câu 8:

Đặt một hộp gỗ lên mặt bàn nằm ngang thì áp suất do hộp gỗ tác dụng xuống mặt bàn là 560 N/m2. Khối lượng của hộp gỗ là bao nhiêu, biết diện tích mặt tiếp xúc của hộp gỗ với mặt bàn là 0,3 m2.
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khối lượng của hộp gỗ là 16,8 kg.

Trọng lượng của hộp gỗ là: P = F = p.S = 560.0,3 = 168 N.

Khối lượng của hộp gỗ là: m = 168 : 10 = 16,8 kg.


Câu 9:

Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 12 cm. Áp suất của nước lên một điểm A cách đáy cốc 4 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Độ cao của cột chất lỏng tại điểm A là: 12 – 4 = 8cm = 0,08 m.

Áp suất của nước lên một điểm A cách đáy cốc 4cm là:

p = d.h = 10 000. 0,08 = 800N/m2.


Câu 10:

Bọt bong bóng xà phòng thường có hình cầu vì
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Bọt bong bóng thường có hình cầu vì không khí bị giữ bên trong bọt tác dụng áp suất như nhau theo mọi phương.

 


Câu 11:

Cơ quan nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hóa?

Câu 12:

Nhu cầu dinh dưỡng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

Câu 13:

Hệ tuần hoàn ở người gồm

Câu 14:

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm

Câu 15:

Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào?

Câu 16:

Bệnh nào sau đây là bệnh về hệ thần kinh?

Câu 18:

Hoàn thành các phương trình hoá học sau:

(1) NaOH + HCl →

(2) Ba(OH)2 + HCl →

(3) Cu(OH)2 + HNO3

(4) KOH + H2SO4

Xem đáp án

(1) NaOH + HCl → NaCl + H2O

(2) Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

(3) Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O

(4) 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O


Câu 19:

Cho 6,48 g Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được muối AlCl3 và khí H2. Tính thể tích khí H2đkc thu được sau phản ứng.
Xem đáp án

Phương trình hoá học:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

0,24 0,36 mol

Thể tích khí H2 ở đkc thu được là: 0,36.24,79 = 8,9244 L.


Câu 21:

Một đòn bẩy như trên hình vẽ. Nếu tăng lực F2 lên 4 lần thì lực F1 sẽ thay đổi như thế nào?

Xem đáp án

Áp dụng công thức đòn bẩy:

Nếu tăng lực F2 lên mấy lần thì lực F1 cũng sẽ tăng lên bấy nhiêu lần.


Câu 22:

Sơ đồ hoá quá trình thu nhận âm thanh của tai. Nêu tên và cách phòng tránh một bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng thu nhận âm thanh của tai.
Xem đáp án

- Sơ đồ hoá quá trình thu nhận âm thanh của tai: Sóng âm đi từ ngoài theo ống tai vào → rung màng nhĩ → tác động vào chuỗi xương tai tác động vào ốc tai làm rung màng và dịch tạo xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác trung khu thính giác ở não bộ (cho ta cảm giác về âm thanh).

- Ví dụ bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng thu nhận âm thanh của tai: bệnh ù tai. Cách phòng tránh: hạn chế làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, sử dụng nút bịt tai khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn; không sử dụng tai nghe trong thời gian dài; tránh dùng vật nhọn để ngoáy tai, tránh gây cọ sát màng nhĩ;…


Câu 23:

Vì sao nhịn tiểu lại là thói quen gây hại cho hệ bài tiết?
Xem đáp án
Nhịn tiểu lại là thói quen gây hại cho hệ bài tiết vì nhịn tiểu dẫn đến những hệ quả là khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lí tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, suy thận,…

Câu 24:

Tại sao khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy, chúng ta cần phải bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol? Khi pha dung dịch oresol cần chú ý điều gì? Vì sao?
Xem đáp án

- Khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy cơ thể chúng ta bị mất một lượng nước lớn và các chất điện giải (các muối khoáng), gây mất cân bằng môi trường bên trong cơ thể. Trong khi đó, dung dịch oresol có thành phần chủ yếu là nước và các chất điện giải. Do đó, khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy, uống dung dịch oresol có tác dụng bù lại nước và chất điện giải đã mất cho cơ thể, giúp cơ thể phục hồi trạng thái sinh lí bình thường.

- Cần pha dung dịch oresol đúng liều lượng quy định:

+ Nếu oresol được pha đặc quá sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều muối, gây ra các triệu chứng như co giật, hôn mê và dẫn đến các tổn thương não nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời thậm chí có thể tử vong.

+ Ngược lại, nếu pha oresol quá loãng sẽ làm giảm hiệu quả bù nước cũng như điện giải của oresol.


Bắt đầu thi ngay