IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 6

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 6

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 6 có đáp án, cực hay (Đề 2)

  • 3250 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Phó từ là gì?


Câu 3:

Đâu là chủ ngữ của câu văn Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc ?


Câu 4:

Câu: “Cha lại dắt con trên cát mịn/ Ánh nắng chảy đầy vai” thuộc kiểu ẩn dụ nào?


Câu 5:

Từ “mồ hôi” trong câu: “Mồ hôi mà đổ xuống đồng/ lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương” dùng để chỉ?


Câu 6:

Thành phần in đậm trong câu thơ: Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan, nằm ở vị trí nào trong cấu trúc so sánh?


Câu 7:

II. Tự luận (7 điểm)

Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Viết một đoạn văn ngắn chỉ ra giá trị của biện pháp nghệ thuật đó. (4đ)

      “Những ngôi sao thức ngoài kia

   Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

      Đêm nay con ngủ giấc tròn

   Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Xem đáp án

- HS viết được đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu), đảm bảo đúng hình thức (đầu đoạn viết hoa, kết đoạn có dấu câu), đoạn văn logic, mạch lạc. (0.5đ)

- HS nhận diện được cấu trúc so sánh trong đoạn thơ trên (1đ)

   “Những ngôi sao thức ngoài kia

   Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”

- Câu thơ nói lên sự tảo tần, không ngại vất vả, sẵn sàng hi sinh vì con của người mẹ. Cùng với biện pháp tu từ so sánh (chẳng bằng), tác giả còn sử dụng biện pháp nhân hóa (ngôi sao thức) để làm nổi bật tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của mẹ dành cho con. (1đ)

   “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

- Hình ảnh so sánh độc đáo, nói lên tình cảm của con dành cho người mẹ yêu quý của mình và sự bất tử (suốt đời), chở che, xoa dịu con tới tận cùng của tình mẹ. (0.5đ)

- Thông qua biện pháp tu từ so sánh đã làm nổi bật tình cảm mẹ con thiêng liêng, sâu nặng. tình cảm ấy hiện lên thật sinh động, giàu sức biểu cảm, liên tưởng, thu hút người đọc, người nghe. (1đ)


Câu 8:

Chỉ ra phép hoán dụ trong câu thơ sau và cho biết đó thuộc kiểu hoán dụ gì? (1đ)

“Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Xem đáp án

“Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

- Biện pháp tu từ hoán dụ lấy bộ phận (bàn tay ta) để chỉ toàn thể (con người)


Câu 9:

Phân tích thành phần chính của các câu dưới đây (2đ)

a. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con.

b. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy rồi sống lại.

Xem đáp án

- Từ trên cao nhìn xuống, Cuội // thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về

                                           CN                   VN

nhai mớm cho con. 

- Khoảng giập bã trầu, hổ con // tự nhiên cựa quậy rồi sống lại. 

                                       CN                   VN


Bắt đầu thi ngay