IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (đề 1)

  • 187 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đoạn trích trên kể lại sự việc gì?
Xem đáp án
Đoạn trích kể lại sự việc Dế Mèn gặp chị nhà trò, biết chị nhà trò bị bọn nhện ức hiếp, Dế Mèn cùng chị đi đòi lại công bằng.

Câu 2:

Tìm những chi tiết trong đoạn văn trên cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Hình ảnh chị nhà trò có nét tương đồng với nhân vật nào em từng biết trong truyện?

Xem đáp án

+ Những chi tiết trong đoạn văn trên cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt:

- Bé nhỏ gầy yếu quá.

- Người bự những phấn như mới lột.

- Hai cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, chưa quen mở, yếu ớt không bay xa được xa, kiếm ăn không đủ bữa, nghèo túng.

+ Những chi tiết đó khiến em nhớ đến nhân vật Dế Choắt trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên".

Câu 3:

Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? Dế Mèn trong đoạn văn này đã có sự thay đổi như thế nào so với Dế Mèn trong đoạn văn em được học?

Xem đáp án

- Những lời nói và cử chỉ nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn:“Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp yếu" rồi dẫn Nhà Trò đến chỗ bọn Nhện đang mai phục.

- Dế Mèn trong đoạn văn này đã có sự thay đổi so với Dế Mèn trong đoạn “Bài học đường đời đầu tiên”: Không còn ngông nghênh, hống hách, vô tâm nữa mà đã biết giúp đỡ kẻ yếu thế hơn.. 

Câu 4:

Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn văn trên là gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Xem đáp án

- Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn văn trên: Nhân hóa.

- Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa: Giúp cho thế giới loài vật trở nên sinh động hơn, những con vật trở nên gần gũi, đáng yêu..

Câu 5:

Phần 2: Viết (5.0 điểm)

Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

 

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng."

(Trích: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

Xem đáp án

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

 

3,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ “Đêm nay bác không ngủ”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các chi tiết, sự việc. - Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn trích, nêu cảm xúc ban đầu của bản thân.

- Nêu vị trí của đoạn thơ: khổ nào, kể lại lần thứ mấy thức dậy của anh đội viên?

- Cảm nhận nét đặc sắc trong giá trị nội dung của đoạn thơ

+ Qua lời kể của anh chiến sĩ, đoạn thơ miêu tả những hành động, cử chỉ của Bác trong một đêm không ngủ. Những hành động, cử chỉ đó thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc ân cần của Bác dành cho các chiến sĩ. Đó chính là vẻ đẹp giản dị mà cao quý trong con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

+ Đoạn thơ thể hiện được tình yêu thương, sự kính trọng của anh đội viên đối với Bác.

- Cảm nhận về nét đặc sắc trong giá trị nghệ thuật của đoạn thơ + Thể thơ năm chữ giản dị, sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả.

+ Phép tu từ liệt kê (hành động của Bác) ; ẩn dụ "Người Cha" ...

- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, nêu cảm xúc sau khi đọc đoạn thơ và cả bài thơ.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong lựa chọn chi tiết, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức.

 

 


Bắt đầu thi ngay