Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Trắc nghiệm Chuyện cổ nước mình có đáp án

Trắc nghiệm Chuyện cổ nước mình có đáp án

Trắc nghiệm có đáp án Chuyện cổ nước mình

  • 814 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào?

Xem đáp án

Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Từ “độ trì” trong câu thơ “Người ngay thì gặp người tiên độ trì” được hiểu là gì?

Xem đáp án

Từ “độ trì” trong câu thơ “Người ngay thì gặp người tiên độ trì” được hiểu là sự che chở, giúp đỡ con người vượt qua khó khăn.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 3:

Biện pháp tu từ nào được thể hiện trong hai câu thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa.

Xem đáp án

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp so sánh “Như con sông với chân trời đã xa”

Đáp án cần chọn là: D


Câu 4:

Cụm từ " người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu thơ "thị thơm thì giấu người thơm" bắt nguồn từ truyện cổ tích Tấm Cám, "người thơm" được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì?

Xem đáp án

Tác phẩm đã thể hiện trực tiếp tình yêu của nhà thơ dành cho chuyện cổ, qua đó gián tiếp nói lên niềm tự hào và biết ơn của tác giả đối với cha ông, quê hương, đất nước.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 6:

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

Xem đáp án

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.

Đáp án cần chọn là: A


Bắt đầu thi ngay