Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO

Trắc nghiệm: Đề kiểm tra giữ kỳ I môn Lịch sử 8 (có đáp án)

  • 3389 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản có đặc điểm nổi bật là

Xem đáp án

Chọn đáp ánC

Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản có đặc điểm nổi bật là giai cấp có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị


Câu 2:

Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa liên bang Mĩ là

Xem đáp án

Chọn đáp ánA

Oa Sinh tơn, tổng thống đầu tiên, đã được bầu làm Tổng thống vào năm 1789 sau một cuộc bỏ phiếu nhất trí của các đại cử tri đoàn.


Câu 3:

Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới bằng cách
Xem đáp án

Chọn đáp ánD

Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới:

- Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX.

- Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi.


Câu 4:

Từ năm 1889, ngày 1-5 trở thành ngày

Xem đáp án

Chọn đáp án A

ĂngGhen, Đại hội lần thứ nhất - Quốc tế II đã quyết định lấy Ngày 1/5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của giai câp vô sản các nước. Từ đó, 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động và ngày này được kỷ niệm với quy mô thế giới


Câu 5:

Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là

Xem đáp án

Chọn đáp ánA

Cùng có tư tưởng đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản bất công, xây dựng một xã hội bình đẳng. - Cả Mác và Ăng – ghen đều thấy được vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng giải phóng loài người, giải phóng giai cấp khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản.


Câu 6:

Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án

Chọn đáp ánD

Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang với số lượng tham gia đấu tranh đông đảo


Câu 7:

Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII diễn ra đầu tiên ở

Xem đáp án

Chọn đáp ánB

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu khoảng 1750/1760 đến khoảng 1820/1840. tại nước Anh.


Câu 8:

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản là

Xem đáp án

Chọn đáp ánA

Ban đầu là đấu tranh với hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng. Hình thức đấu tranh tự phát của giai cấp vô sản. Sau đó, chuyển qua hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.


Câu 9:

Nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh là đỉnh cao của cuộc cách mạng tư sản

Xem đáp án

Chọn đáp ánC

Thời kỳ chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp


Câu 10:

Trong cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ giữa thế kỉ XVIII, phát minh được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và làm thay đổi nền công nghiệp thế giới là

Xem đáp án

Chọn đáp ánB

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ thế kỷ XVIII đến XIX ở châu Âu và Mỹ. Đó là thời kỳ mà hầu hết nông nghiệp, xã hội nông thôn đã trở thành công nghiệp và đô thị. Ngành công nghiệp sắt và dệt, cùng với sự phát triển của động cơ hơi nước, đóng vai trò trung tâm trong Cách mạng Công nghiệp.


Câu 11:

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia từng là thuộc địa của nước

Xem đáp án

Chọn đáp ánD

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia từng là thuộc địa của nước Pháp


Câu 12:

Điểm giống nhau giữa Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ (4/7/1776) với Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (8/1789) là

Xem đáp án

Chọn đáp ánA

Điểm giống nhau giữa Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ (4/7/1776) với Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (8/1789) là đề cao và khẳng định quyền con người


Câu 13:

Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới vì đã ban bố và thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi cho

Xem đáp án

Chọn đáp ánC

Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới vì đã ban bố và thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi cho đời sống nhân dân.


Câu 14:

Từ tình hình kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, bài học kinh nghiệm chúng ta cần rút ra để phát triển kinh tế là

Xem đáp án

Chọn đáp ánA

Từ tình hình kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, bài học kinh nghiệm chúng ta cần rút ra để phát triển kinh tế là tích cực ứng dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất.


Câu 15:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nước Anh được mệnh danh là

Xem đáp án

Chọn đáp ánA

Đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới với khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu dân, chiếm ¼ diện tích và dân số thế giới, gấp 3 lần thuộc địa của Pháp và 12 lần thuộc địa của Đức.


Câu 16:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nước Pháp được mệnh danh là

Xem đáp án

Chọn đáp ánB

Pháp được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì các Pháp xuất khẩu tư bản ra nước ngoài phần lớn dưới hình thức cho vay lãi nặng


Câu 17:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nước Đức được mệnh danh là

Xem đáp án

Chọn đáp ánC

Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản vẫn giữ vai trò quan trọng. Đường lối đối ngoại của Đức là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thỏa mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.


Câu 18:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nước có hệ thống thuộc địa đứng đầu thế giới là

Xem đáp án

Chọn đáp ánA

Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới với khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu dân, chiếm ¼ diện tích và dân số thế giới, gấp 3 lần thuộc địa của Pháp và 12 lần thuộc địa của Đức.


Câu 19:

Chế độ chính trị của nước Anh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là chế độ

Xem đáp án

Chọn đáp ánB

Anh là nước quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ hai Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền


Câu 20:

Chế độ chính trị của nước Mĩ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là chế độ

Xem đáp án

Chọn đáp ánC

Chế độ chính trị của Mĩ đề cao vai trò tổng thống do hai đảng – Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, thay nhay cầm quyền thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.


Câu 21:

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tình hình kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ có điểm giống nhau là

Xem đáp án

Chọn đáp ánD

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tình hình kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ có điểm giống nhau là nhiều công ti độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế các nước.


Câu 22:

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ có điểm giống nhau là

Xem đáp án

Chọn đáp ánA

Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản =>Đế quốc. Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu =>Tăng cường xâm chiếm thuộc địa


Câu 23:

Nội dung không phảilà nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền công nghiệp Đức vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án

Chọn đáp ánD

Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền công nghiệp Đức vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là do đất nước được thống nhất, có nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật vào sản xuất.


Câu 24:

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chính sách đối nội của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ có điểm giống nhau là

Xem đáp án

Chọn đáp ánA

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chính sách đối nội của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ đều đảm bảo quyền lợi cho giai cấp tư sản.


Câu 25:

Hầu hết các đại biểu trong Hội đồng Công xã Pa-ri đại diện cho tầng lớp, giai cấp

Xem đáp án

Chọn đáp ánD

Hầu hết các đại biểu trong Hội đồng Công xã Pa-ri đại diện cho tầng lớp, giai cấp nhân dân lao động.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương