Trắc nghiệm Địa 9 CTST Bài 17. Tây Nguyên có đáp án
-
42 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Loại khoáng sản nào sau đây giàu trữ lượng nhất ở vùng Tây Nguyên?
Chọn A
Loại khoáng sản giàu trữ lượng nhất ở Tây Nguyên là bô-xit, với trữ lượng ước tính hơn 3 tỷ tấn. Bô-xit là nguyên liệu chính để sản xuất nhôm và Tây Nguyên là khu vực có tiềm năng lớn về khai thác bô-xit ở Việt Nam.
Câu 2:
Nhà máy thủy điện nào sau đây có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên?
Chọn C
Yaly (720 MW), Đa Nhim (160MW), Buôn Kuốp (280 MW), Đồng Nai 4 (340MW).
Câu 3:
Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ mấy của cả nước?
Chọn D
Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước sau vùng Đông Nam Bộ.
Câu 4:
Nông sản nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột và Đà Lạt là
Chọn B
Nông sản nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột là Cà phê và Đà Lạt là hoa, rau quả ôn đới.
Câu 5:
Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là
Chọn D
Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là cà phê và nước ta là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Câu 6:
Loại cây công nghiệp phát triển nhất Tây Nguyên là
Chọn B
Loại cây công nghiệp phát triển nhất Tây Nguyên là cà phê, sau đó là cao su, điều,…
Câu 7:
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên hiện nay là
Chọn B
Khô hạn kéo dài, đặc biệt trong mùa khô gây thiếu nước tưới tiêu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cây công nghiệp như cà phê, cao su và hồ tiêu, vốn là các loại cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên.
Câu 8:
Tây Nguyên bao gồm những tỉnh nào sau đây?
Chọn D
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên khoảng 54,5 nghìn km2, chiếm 16,5% diện tích cả nước (2021).
Câu 9:
Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Tây Nguyên?
Chọn C
Đất badan chiếm diện tích lớn trong khu vực Tây Nguyên, thường hình thành từ các quá trình phong hóa đá mẹ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Đất badan có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên, đặc biệt là trong việc trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều, tiêu,…
Câu 10:
Về mật độ dân số, Tây Nguyên hiện là vùng
Chọn D
Về mật độ dân số, Tây Nguyên hiện là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước (111 người/km2 năm 2021) nhưng phân bố không đồng đều và chưa hợp lí. Vùng Tây Nguyên có mật độ dân số thấp do địa hình đồi núi và cao nguyên khó khăn cho canh tác, khí hậu khắc nghiệt với mùa khô kéo dài, và cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ, khiến khu vực này ít thu hút dân cư so với các vùng khác.
Câu 11:
Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên?
Chọn C
Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đắk Lắk.
Câu 12:
Loại cây công nghiệp Tây Nguyên trồng ít hơn Trung Du miền núi Bắc Bộ là
Chọn A
Loại cây công nghiệp Tây Nguyên trồng ít hơn Trung Du miền núi Bắc Bộ là chè. Chè là cây trồng được trồng nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng và Lâm Đồng cũng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước ta.
Câu 13:
Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là
Chọn C
Mùa khô kéo dài gây thiếu nước trầm trọng cho cả sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, ảnh hưởng đáng kể đến đời sống và kinh tế của người dân ở Tây Nguyên.
Câu 14:
Cây chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên nhờ có
Chọn B
Khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên của Tây Nguyên, đặc biệt ở các khu vực có độ cao như Đà Lạt (Lâm Đồng), rất phù hợp cho việc trồng cây chè. Đặc điểm khí hậu ở trên các cao nguyên giúp cây chè có điều kiện phát triển tốt và cho chất lượng cao.
Câu 15:
Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên là
Chọn A
Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên là. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của dân cư, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc ít người và ổn định chính trị xã hội.
Câu 16:
Một trong những đặc điểm về địa hình ở Tây Nguyên là
Chọn C
Một trong những đặc điểm về địa hình ở Tây Nguyên là địa hình cao nguyên xếp tầng với một số cao nguyên tiêu biểu như Kon Tum, Lâm Viên, Mơ Nông,…
Câu 17:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi nào sau đây giúp Tây Nguyên trở thành một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?
Chọn A
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là đất bazan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
Câu 18:
Nhân tố tự nhiên nào sau đây có thể coi là quan trọng nhất để vùng Tây Nguyên phát triển cây cà phê?
Chọn C
Nhân tố tự nhiên được coi là quan trọng nhất để vùng Tây Nguyên phát triển cây cà phê là khí hậu cận xích đạo.
Câu 19:
Tây Nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc nào sau đây?
Chọn A
Tây Nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc. Bana, Êđê.
Câu 20:
Địa hình của Tây Nguyên có đặc điểm nào sau đây?
Chọn B
Tây Nguyên nổi bật với địa hình cao nguyên xếp tầng, đặc trưng bởi các bậc cao nguyên khác nhau và các dãy núi xung quanh. Địa hình này hình thành do các hoạt động địa chất, đặc biệt là núi lửa và phong hóa, tạo nên những cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng. Một số cao nguyên tiêu biểu ở Tây Nguyên như Kon Tum, Lâm Viên, Mơ Nông,…
Câu 21:
Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là
Chọn D
Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.
Câu 22:
Đất badan phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc
Chọn B
Đất badan phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn.
Câu 23:
Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là
Chọn D
Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là. Tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút nhanh trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài sinh vật.
Câu 24:
Di sản văn hóa thế giới ở Tây Nguyên là
Chọn D
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.
Câu 25:
Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là
Chọn D
Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là nguồn lao động hạn chế về trình độ do vùng này là nơi cư trú chủ yếu của người đồng bào các dân tộc ít người như Cơ-ho, Ê-đê, Ba-na,…
Câu 26:
Tây Nguyên là vùng có tiềm năng to lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên nào sau đây?
Chọn A
Tây Nguyên là vùng có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp.
Câu 27:
Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là
Chọn A
Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là Plây Ku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp. Đà Lạt là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Plây Ku. phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch.
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác và chế biến gỗ của vùng Tây Nguyên?
Chọn A
Hoạt động khai thác và chế biến gỗ của Tây Nguyên có đặc điểm. Lâm nghiệp là một thế mạnh của Tây Nguyên, trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý và nhiều chim, thú quý. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên rừng đã bị suy giảm do việc khai thác không có kế hoạch, nạn lâm tặc,…
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên?
Chọn B
Nhiều lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật là sai với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên. Tây Nguyên còn thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 30:
Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không phải nhằm mục đích nào sau đây?
Chọn C
Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không phải là chỉ để phục vụ khai thác và chế biến bôxit. Mà còn để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển; đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô; đồng thời góp phần phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.