Thứ năm, 19/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Địa lý Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 5. Lâm nghiệp và thuỷ sản có đáp án

Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 5. Lâm nghiệp và thuỷ sản có đáp án

Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 5. Lâm nghiệp và thuỷ sản có đáp án

  • 16 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm?

Xem đáp án

Chọn C

Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm, đó là ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.


Câu 2:

Diện tích rừng trồng mới trung bình hằng năm nước ta tăng do

Xem đáp án

Chọn A

Diện tích rừng trồng mới trung bình hằng năm nước ta đều tăng do đẩy mạnh công tác trồng rừng.


Câu 3:

Theo mục đích sử dụng, rừng nước ta không bao gồm

Xem đáp án

Chọn A

Theo mục đích sử dụng, rừng nước ta bao gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.


Câu 4:

Rừng sản xuất nước ta phân bố ở

Xem đáp án

Chọn A

Rừng sản xuất nước ta phân bố ở trung du và miền núi.


Câu 5:

Nước ta gồm có những loại rừng nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn A

Nước ta gồm có 3 loại rừng, đó là. rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.


Câu 6:

Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn D

Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển.


Câu 7:

Hiện nay, nghề nuôi tôm phát triển mạnh nhất ở vùng nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn B

Hiện nay, nghề nuôi tôm phát triển mạnh nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi tôm, bao gồm hệ thống sông ngòi phong phú, đất đai phù sa màu mỡ, và khí hậu nhiệt đới ẩm.


Câu 8:

Loại rừng nào dưới đây có thể tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?

Xem đáp án

Chọn C

Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Vừa có thể khai thác, vừa trồng mới được.


Câu 9:

Hoạt động lâm nghiệp nước ta không bao gồm

Xem đáp án

Chọn A

Hoạt động lâm nghiệp nước ta bao gồm khai thác, chế biến gỗ và lâm sản; trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.


Câu 10:

Tỉnh nào dưới đây dẫn đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản?

Xem đáp án

Chọn C

Tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản là Cà Mau.


Câu 11:

Rừng sản xuất là

Xem đáp án

Chọn D

Rừng sản xuất là các khu rừng nguyên liệu giấy, dùng trong công nghiệp chế biến lâm sản, đồ gia dụng, nội thất (bàn, ghế, tủ,…).


Câu 12:

Ngư trường vịnh Bắc Bộ là một tên gọi khác của ngư trường nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn C

Ngư trường vịnh Bắc Bộ là một tên gọi khác của ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh.


Câu 13:

Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất là loại rừng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B

Rừng sản xuất là rừng cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất các vật dụng trong nhà như bàn, ghế, giường, tủ,…


Câu 14:

Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn do

Xem đáp án

Chọn A

Nguyên nhân chủ yếu nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do nước ta có nhiều đảo, vũng, vịnh,… ven biển.


Câu 15:

Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở vùng nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn C

Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.


Câu 16:

Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh chủ yếu là do

Xem đáp án

Chọn D

Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác như Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận,… Ngoài ra còn do nước ta đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản.


Câu 17:

Tỉnh nào dưới đây có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất nước ta?

Xem đáp án

Chọn C

Tỉnh Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất ở Việt Nam. Kiên Giang có đường bờ biển dài, ngư trường rộng lớn và điều kiện tự nhiên thuận lợi, làm cho nghề khai thác thủy sản phát triển mạnh mẽ. Tỉnh này nổi bật với các cảng cá lớn và ngư trường phong phú, giúp tăng sản lượng khai thác thủy sản hàng năm.


Câu 18:

Các tỉnh nào dưới đây dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản ở nước ta?

Xem đáp án

Chọn C

Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận.


Câu 19:

Cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta chuyển dịch theo hướng

Xem đáp án

Chọn A

Cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng sản lượng nuôi trồng, giảm tỉ trọng sản lượng khai thác.


Câu 20:

Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản?

Xem đáp án

Chọn A

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều ao hồ; dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, vũng vịnh,... thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.


Câu 21:

Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt?

Xem đáp án

Chọn A

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều ao, hồ,... thuận lợi để nuôi thủy sản nước ngọt.


Câu 22:

Trong các nhân tố sau, nhân tố nào có tác động tích cực nhất đến sự phát triển ngành thuỷ sản của nước ta?

Xem đáp án

Chọn A

Nhân tố có tác động tích cực nhất đến sự phát triển ngành thuỷ sản của nước ta là những đổi mới về chính sách của Nhà nước. Đó là hội nhập, chính sách khuyến ngư,…


Câu 23:

Nguyên nhân chủ yếu ngành đánh bắt thuỷ hải sản nước ta còn hạn chế do

Xem đáp án

Chọn A

Nguyên nhân chủ yếu khiến ngành đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam còn hạn chế bao gồm:

- Ngành thủy sản yêu cầu đầu tư lớn cho tàu thuyền, ngư cụ, công nghệ bảo quản và chế biến, cũng như cơ sở hạ tầng hỗ trợ như cảng cá, kho lạnh. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư vào ngành này vẫn còn hạn chế, khiến cho việc hiện đại hóa và mở rộng quy mô sản xuất gặp khó khăn.

- Nhiều tàu thuyền và thiết bị đánh bắt ở Việt Nam vẫn sử dụng công nghệ cũ, không hiệu quả và không đảm bảo an toàn, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm thủy sản.

- Ngành thủy sản thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao và kỹ năng chuyên môn, dẫn đến việc quản lý và vận hành không hiệu quả.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường và khai thác hải sản quá mức làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và bền vững của ngành.

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến ngư trường và nguồn lợi thủy sản, gây khó khăn cho ngư dân trong hoạt động đánh bắt.

- Thị trường tiêu thụ không ổn định và các chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh cũng là một yếu tố cản trở sự phát triển của ngành.


Câu 24:

Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ?

Xem đáp án

Chọn A

Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, vũng vịnh,... tạo thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.


Câu 25:

Cho biểu đồ về ngành thủy sản nước ta:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Biểu đồ cột chồng thể hiện sản lượng thủy sản nước ta qua các năm.


Bắt đầu thi ngay