Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 4 (có đáp án): Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 4 (có đáp án): Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
-
3721 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
8 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta
Nguồn lao động ở nước ta có đặc điểm: rất dồi dào, đang tăng nhanh, cần cù và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: A.
Câu 2:
Thế mạnh không phải của lao động Việt Nam là
Mặt mạnh của lao động Việt Nam là có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được cải thiện.
Đáp án: D.
Câu 3:
Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm
Nguồn lao động của nước ta được bổ sung hàng năm và trung bình hơn 1 triệu lao động mỗi năm.
Đáp án: C.
Câu 4:
Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về
Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động chuyên nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa.
Đáp án: A.
Câu 5:
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực dưới sự tác động của quá trình CNH-HĐH, theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
Đáp án: A.
Câu 6:
Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?
Một số biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay là: Phân bố lại dân cư và lao động, đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn, đa dạng các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Đáp án: D.
Câu 7:
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
Nhận định nào sau đây đúng:
Dựa vào biểu đồ ta thấy: Tỉ lệ lao động thành thị tăng qua các năm: Từ 24,2% lên 32,1%.
Đáp án: A.
Câu 8:
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO ĐÀO TẠO
Nhận định nào sau đây không đúng:
Dựa vào biểu đồ ta thấy: Tỉ lệ lao động phân theo đào tạo không đồng đều.
Đáp án: A.
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao
Chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, thể hiện ở: . thu nhập bình quân đầu người tăng, các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.
=> Loại đáp án A, B, C
- Nhóm tuổi dưới 15 giảm là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, cho thấy dân số nước ta đang già hóa. Đây không phải là nội dung thể hiện chất lượng cuộc sống đang được nâng cao.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao biểu hiện ở
Tuổi thọ trung bình của nữ thông thường sẽ cao hơn nam do cách sống của nữ giới thường tốt hơn so với nam: không hoặc ít thuốc lá, rượu bia, … -> A sai.
Nhóm tuổi dưới 15 giảm là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, cho thấy dân số nước ta đang già hóa. -> B sai.
Trình độ lao động thấp thể hiện chất lượng đào tạo lao động còn hạn chế. -> D sai.
Chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, thể hiện ở: . thu nhập bình quân đầu người tăng, các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.
->C đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:
Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng:
- Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất (46,3% năm 2014) và có xu hướng giảm (từ 57,3% xuống 46,3%).
- Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất (21,3% năm 2014) và có xu hướng tăng (từ 18,2% lên 21,3%).
- Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 (32,4% năm 2014) và có xu hướng tăng. (24,5% lên 32,4%).
=> Nhận xét A, B, D đúng
=> Nhận xét: C. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng là không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành kinh tế nào sau đây
Lao động nước ta dồi dào, chủ yếu là lao động phổ thông => tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (chủ yếu tận dụng lợi thế về lao động đông, không yêu cầu cao về trình độ chuyên môn).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Lao động nước ta có trình độ chuyên môn còn thấp, điều này hạn chế việc phát triển ngành công nghiệp
Lao động nước ta có trình độ chuyên môn thấp => đây là hạn chế cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn như công nghiệp điện tử - tin học.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
Việc sử dụng lao động ở nước ta ngày càng hợp lí hơn, nguyên nhân không phải do
Nước ta đã thực hiện nhiều chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng có tác động đến sự thay đổi cơ cấu lao động:
- Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế (tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp) -> tận dụng ưu thế nguồn lao động để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển. -> tăng tỉ trọng lao động trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài -> tạo nhiều việc làm -> giải quyết vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm, nâng cao đời sống.
- Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh tế, tạo nhiều việc làm -> khai thác tốt hơn các điều kiện phát triển ở nông thôn, giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, hạn chế sự di chuyển ồ ạt của dân cư - lao động lên các đô thị, thành phố lớn.
=> Như vậy các chính sách công nghiệp hóa, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh kinh tế nông thôn giúp cho việc sử dụng lao động ở nước ta hợp lí hơn.
=> Loại đáp án A, C, D
- Đô thị hóa tự phát là hậu quả của việc sử dụng lao động không hợp lí ở khu vực nông thôn – thành thị: nông thôn tập trung dân cư đông đúc nhưng hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thiếu việc làm cho lao động -> dân cư di chuyển lên thành phố không có kiểm soát gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp => Đây không phải là nguyên nhân giúp lao động nước ta phân bố hợp lí hơn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
Cho bảng số liệu:
Số lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014 (Đơn vị: nghìn người)
Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là
Đề bài yêu cầu: thể hiện quy mô và cơ cấu, trong thời gian 2 năm
=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, biểu đô thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014 là biểu đồ tròn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16:
Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh, nguyên nhân chủ yếu do
Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, nước ta thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như (đặc biệt là vốn FDI từ các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Sin-ga-po ..) => hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất…vớ tạo nhiều việc làm cho người dân.
=> Do vậy lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh.
Đáp án cần chọn là: A