Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Địa lý Trắc nghiệm Địa lý 9 bài 6 (có đáp án): Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Trắc nghiệm Địa lý 9 bài 6 (có đáp án): Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Trắc nghiệm Địa lý bài 6 (có đáp án): Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

  • 2125 lượt thi

  • 29 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

Xem đáp án

Công cuộc Đổi mới nền kinh tế đã giúp nước ta thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Chọn: D.


Câu 2:

Công cuộc Đổi mới của nước ta diễn ra vào năm nào?

Xem đáp án

Công cuộc Đổi mới của nước ta được triển khai từ năm 1986.

Chọn: C.


Câu 3:

Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?

Xem đáp án

 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở 3 mặt: chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu theo tuổi là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số, không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chọn: D.


Câu 4:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta biểu hiện chủ yếu ở

Xem đáp án

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở 3 mặt: chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu theo tuổi là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số, không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chọn: C.


Câu 5:

Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là

Xem đáp án

Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thể hiện ở 3 mặt: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế.

Chọn: C.


Câu 6:

Đâu không phải đặc điểm của công cuộc Đổi mới ở nước ta?

Xem đáp án

Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thể hiện ở  3 mặt: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Công cuộc Đổi mới đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Nền kinh tế từng bước ổn định và phát triển nhưng chưa vươn lên đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Chọn: D.


Câu 7:

Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

Xem đáp án

 Sự Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là: giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

Chọn: C.


Câu 8:

Trong chuyển dịch cơ cấu ngành, khu vực dịch vụ có xu hướng

Xem đáp án

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là: giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

Chọn: D.


Câu 9:

Sự thay đổi từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước sang nhiều thành phần là biểu hiện của sự chuyển dịch

Xem đáp án

 Sự thay đổi từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần (tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) là biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

Chọn: B.


Câu 10:

Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta là

Xem đáp án

Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế là sự thay đổi từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần (tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

Đáp án B là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đáp án C và D là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ.

Chọn: A.


Câu 11:

Ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là

Xem đáp án

Nước ta đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm là phía Bắc , miền Trung và phía Nam.

Chọn: B.


Câu 12:

Kể tên 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta từ Nam ra Bắc?

Xem đáp án

 Nước ta đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm, từ Nam ra Bắc là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, miền Trung và phía Bắc.

Chọn: C.


Câu 13:

Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển biến tích cực theo hướng

Xem đáp án

Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Chọn: B.


Câu 14:

Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

Xem đáp án

Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, ngành Nông – lâm – ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu.

Chọn: B.


Câu 15:

Nội dung nào sau đây không biểu hiện chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta?

Xem đáp án

- Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ là việc hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

=> Loại đáp án A, B, D

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp là biện pháp phát triển trong ngành nông nghiệp nước ta. Đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

Chọn: C.


Câu 16:

Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là

Xem đáp án

 Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ là việc hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

Chọn: B.


Câu 17:

Nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là

Xem đáp án

Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần là từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần (tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

=> Do vậy sẽ mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, các vùng chuyên canh thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

    Các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển chủ yếu thu hút đầu tư về lĩnh vực công nghiệp (nhờ lợi thế về vị trí, lao động, tài nguyên) sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành (tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng  và dịch vụ)

=> Như vậy một trong những nguyên nhân đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần.

Chọn: A.


Câu 18:

Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần có vai trò

Xem đáp án

Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần: Nhà nước, ngoài Nhà nước (tư nhân, cá thể, tập thể) và  kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài các ngành truyền thống do các thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể đầu tư phát triển thì thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân sẽ có vai trò quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế mới và hiện đại giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành. Từ đó hình thành nên các khu công nghiệp, vùng công nghiệp hay các lãnh thổ tập trung dịch vụ,… giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

Chọn: C.


Câu 19:

Khó khăn về tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế nước ta là

Xem đáp án

Xác định từ khóa “khó khăn về tự nhiên”

=> Khó khăn về tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế nước ta là tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt,  ô nhiễm môi trường do quá trình phát triển công nghiệp.

Chọn: D.


Câu 20:

Nhận định nào sau đây không phải khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta?

Xem đáp án

 Người lao động cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất là nhân tố giúp thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là các hoạt động nông nghiệp. Vì vậy đây là nhân tố thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế nước ta.

Chọn: B.


Câu 21:

Nhận định nào sau đây không là thách thức của nền kinh tế nước ta khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới?

Xem đáp án

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại nhiều cơ hội (về vốn, thị trường, công nghệ) nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn như: sự biến động của thị trường thế giới, cạnh tranh gay gắt với các nền kinh tế phát triển, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế => đòi hỏi nước ta phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển dịch kinh tế và nâng coa hiệu quả sản xuất.

 => Loại đáp án A, B, D

- Sự cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên là khó khăn về nhân tố bên trong của đất nước ta, đây không phải là thách thức do nền kinh tế thế giới mang lại

Chọn: C.


Câu 22:

Khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi nước ta phải

Xem đáp án

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại nhiều cơ hội (về vốn, thị trường, công nghệ) nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn như: sự biến động của thị trường thế giới, cạnh tranh gay gắt với các nền kinh tế phát triển, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế => đòi hỏi nước ta phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển dịch kinh tế và nâng coa hiệu quả sản xuất, tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức.

Chọn: B.


Câu 23:

Thành tựu kinh tế có tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngoại thương nước ta là

Xem đáp án

 Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa trong nước đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn về hàng nông – lâm – thủy sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (dệt may, da giày, thực phẩm…)

=> Đem lại nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho nước ta bên cạnh các mặt hàng khoáng sản thô truyền thống.

=> Thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương nước ta.

Chọn: D.


Câu 24:

Ngành ngoại thương của nước ta ngày càng phát triển do

Xem đáp án

Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa trong nước đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn về hàng nông – lâm – thủy sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (dệt may, da giày, thực phẩm…)

=> Đem lại nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho nước ta bên cạnh các mặt hàng khoáng sản thô truyền thống.

=> Thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương nước ta.

Chọn: D.


Câu 25:

Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ

Xem đáp án

 - Với chính sách Đổi mới kinh tế năm 1986, nước ta đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng nông  - lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

=> Quá trình này đã đáp ứng yêu cầu của mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp. Đến nay, nước ta vẫn đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Tuy nông nghiệp có giảm tỉ trọng nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đáp ứng nhu cầu lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.

Chọn: C.


Câu 26:

Tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng tăng chứng tỏ

Xem đáp án

Với chính sách Đổi mới kinh tế năm 1986, nước ta đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng nông  - lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

=> Quá trình này đã đáp ứng yêu cầu của mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp. Đến nay, nước ta vẫn đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Chọn: A.


Câu 27:

Sự kiện lớn diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đánh dấu thành công to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là

Xem đáp án

Năm 2007, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện này đã đánh dấu thành công lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mang lại nhiều cơ hội (về thị trường, vốn, khoa học công nghệ…) đồng thời cũng là thử thách lớn đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất để có thể cạnh tranh và phát triển.

Chọn: C.


Câu 28:

Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam

giai đoạn 2005 – 2014

Nhận xét nào sau đây không đúng

Xem đáp án

 - Thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao (32,1% năm 2014) và giảm đều, liên tục (từ 38,4% xuống 32,1%).

=> Nhận xét A không đúng.

- Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất (49,3% năm 2014) và có xu hướng tăng (từ 45,5% lên 49,3%) => nhận xét B đúng

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng thấp nhất (18,6% năm 2014) và có xu hướng tăng (từ 16% lên 18,6%) => nhận xét C đúng

- Thành phần kinh tế Nhà nước có tỉ trọng cao hơn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (32,1% > 18,6%) nhưng thấp hơn kinh tế ngoài Nhà nước.(32,1% < 49,3%). => nhận xét D đúng

Chọn: A.


Câu 29:

Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2014

Nhận xét nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

 Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng (từ 45,5% lên 49,3%) nhưng không liên tục. Từ 2005 – 2012 tăng nhưng từ 2012 – 2014 lại giảm. => A sai.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng thấp nhất, cao nhất là thành phần kinh tế Ngoài nhà nước. => C sai.

Thành phần kinh tế Nhà nước mặc dù tỉ trọng giảm nhưng vẫn đứng thứ 2 và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. => D sai.

Thành phần kinh tế Nhà nước tỉ trọng tăng liên tục qua các năm (từ 38,4% lên 32,1%)

=> B đúng.

Đáp án cần chọn là: B


Bắt đầu thi ngay