Trắc nghiệm Địa lý 9 bài 9 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
Trắc nghiệm Địa lý 9 bài 9 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
-
1386 lượt thi
-
28 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Loại rừng nào dưới đây thuộc rừng sản xuất?
Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Rừng thông nhựa cung cấp mủ (nhựa) thông cho công nghiệp chế biến nên thuộc rừng sản xuất
Chọn: C.
Câu 2:
Loại rừng duy nhất được khai thác gỗ cung cấp cho công nghiệp chế biến là
Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu.
Rừng ngập mặn và rừng chắn cát thuộc rừng phòng hộ nên không được khai thác.
Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo tồn tự nhiên nên cũng không được khai thác.
Chọn: A.
Câu 3:
Rừng phòng hộ ở nước ta không bao gồm
Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…=> vì vậy rừng phòng hộ không bao gồm rừng nguyên liệu giấy.
Chọn: D.
Câu 4:
Rừng đầu nguồn các con sông thuộc loại rừng nào dưới đây?
Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…
Chọn: C.
Câu 5:
Vai trò quan trọng nhất của rừng phòng hộ là
Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…
Chọn: C.
Câu 6:
Loại rừng nào sau đây có vai trò hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng ven biển?
Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…
Chọn: C.
Câu 7:
Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta phát triển thuận lợi ở các vùng nào sau đây?
Nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta phát triển thuận lợi ở các vùng bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn.
Chọn: D.
Câu 8:
Ở nước ta, vùng nào sau đây có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn?
Ở nước ta, vùng ven các đảo, vũng, vịnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn.
Chọn: A.
Câu 9:
Trên lãnh thổ nước ta, cá và tôm nước ngọt được nuôi chủ yếu ở
Trên lãnh thổ nước ta, cá và tôm nước ngọt được nuôi chủ yếu ở sông, suối, ao, hồ.
Chọn: C.
Câu 10:
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta phát triển thuận lợi ở vùng nào?
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển thuận lợi ở các hệ thống sông, suối, ao hồ.
Chọn: A.
Câu 11:
Khai thác thủy sản phát triển mạnh ở vùng nào sau đây của nước ta?
Khai thác thủy sản phát triển mạnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta
Chọn: A.
Câu 12:
Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản ở nước ta là
Các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận là các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản.
Chọn: D.
Câu 13:
Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thủy sản nuôi trồng là
Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thủy sản nuôi trồng là An Giang, Bến Tre.
Chọn: D.
Câu 14:
Trong ngành thủy sản, Cà Mau, An Giang, Bến Tre là 3 tỉnh
Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thủy sản nuôi trồng là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
Chọn: A.
Câu 15:
Thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta là
Thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta là tôm, cá.
Chọn: A.
Câu 16:
Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển nhanh, đặc biệt là tôm, cá đã góp phần
Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển nhanh, đặc biệt là tôm, cá đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn.
Chọn: C.
Câu 17:
Việc trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước ta có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là
Ý nghĩa xã hội của rừng nguyên liệu giấy thông qua hoạt động trồng rừng, khai thác rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu => tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Chọn: B.
Câu 18:
Nhận định nào sau đây không phải ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển mô hình nông – lâm kết hợp?
Mô hình nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý sử dụng đất, trong đó cây hàng năm, cây bụi, cây thân thảo được trồng xung quanh hoặc xen giữa các cây trồng lâu năm, cũng có thể kết hợp đồng cỏ hoặc chăn nuôi. Từ đó sẽ giúp thúc đẩy ngành nông nghiệp và lâm nghiệp phát triển, góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm giúp nâng cao đời sống nhân dân. Việc phát triển mô hình nông – lâm kết hợp cũng góp phần bảo vệ rừng.
=> Loại đáp án A, C, D.
Chọn: B.
Câu 19:
Gỗ chỉ được phép khai thác ở khu rừng nào của nước ta?
- Rừng sản xuất có vai trò cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu; trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy cho công nghiệp chế biến, tạo việc làm và thu nhập.
- Rừng phòng hộ có vai trò hạn chế thiên tai, lũ lụt; rừng đặc dụng là các khu dự trữ sinh quyển và vườn quốc gia ..-> hai loại rừng này bị nghiêm cấm khai thác trái phép bừa bãi để lấy gỗ.
=> Gỗ chỉ được phép khai thác ở rừng sản xuất.
Chọn: B.
Câu 20:
Vai trò chính của rừng đặc dụng nước ta là
Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển nên vai trò chính của loại rừng này là bảo vệ các loài động, thực vật -> bảo tồn sự đa dạng sinh học.
Chọn: D.
Câu 21:
Nhận định nào sau đây không phải là khó khăn của ngành thủy sản nước ta?
Thủy sản nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên cho phát triển: vùng biển rộng lớn,biển ấm và thủy sản phong phú, có nhiều ngư trường rộng lớn => thuận lợi cho đánh bắt thủy sản.
=> Nhận xét B. Nguồn lợi thủy sản ít và không phong phú là không đúng.
Chọn: B.
Câu 22:
Khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản là gì
Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá và các dải rừng ngập mặn và đường bờ biển kéo dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. -> A, D sai.
Phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu là khó khăn về mặt kinh tế - xã hội. -> B sai.
Vùng biển nước ta hàng năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện gây ra khó khăn trong việc khai thác và nuôi trồng. -> C đúng.
Chọn: C.
Câu 23:
Lợi thế lớn nhất của ngành nuôi trồng thủy sản so với đánh bắt thủy sản ở nước ta là
- Nuôi trồng thủy sản không phụ thuộc tự nhiên, con người chủ động về con giống và nguồn thức ăn, từ khâu nuôi cấy cho đến đánh bắt thu hoạch => vì vậy có lợi thế trong việc chủ động được nguồn hàng, linh hoạt theo biến động của thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nhờ nguồn hàng có hình thức đẹp mắt, đồng đều....
- Ngược lại đánh bắt phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (bão, sóng biển, môi trường biển...) => không chủ động được nguồn hàng, sản phẩm không đồng đều về hình thức (con bé, con lớn...).
Chọn: C.
Câu 24:
Nhận định nào sau đây không phải nguyên nhân làm cho sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác?
Hoạt động khai thác thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Bão, lũ, sóng biển, môi trường biển,… sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất đánh bắt thủy sản của người dân.
- Do việc khai thác thủy sản không hợp lí và ô nhiễm môi trường nên nguồn lợi thủy sản bị suy giảm -> sản lượng thủy sản khai thác tăng chậm.
- Trong khi ngành nuôi trồng thủy sản không phụ thuộc tự nhiên, con người chủ động về con giống và nguồn thức ăn, từ khâu nuôi cấy cho đến đánh bắt thu hoạch => vì vậy có lợi thế trong việc chủ động được nguồn hàng, linh hoạt theo biến động của thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nhờ nguồn hàng có hình thức đẹp mắt, đồng đều....
- Người lao động nước ta có kinh nghiệm trong cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản.
->đây không phải nguyên nhân làm cho sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác.
Chọn: A.
Câu 25:
Nhận định nào sau đây không phải là nhân tố khiến đồng bằng sông Cửu Long có ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhất?
Xác định từ khóa: “ phát triển nuôi trồng thủy sản”.
- Các nhân tố giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nuôi trồng thủy sản là: các bãi triều, vùng trũng, rừng ngập mặn, sông ngòi...để nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ; giáp Đông Nam Bộ là thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định, lao động có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.
=> Loại đáp án B, C, D.
- Các ngư trường lớn với nhiều bãi tôm bãi cá là điều kiện để phát triển ngành đánh bắt thủy sản, không phải là điều kiện cho nuôi trồng thủy sản.
Chọn: A.
Câu 26:
Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1993 – 2014?
Nhận xét:
- Nhìn chung tổng diện tích rừng, rừng trồng và độ che phủ rừng đều có xu hướng tăng lên liên tục.
- Diện tích rừng tự nhiên cũng chung tăng lên khá nhanh nhưng còn biến động: tăng nhanh trong giai đoạn 1993 – 2010 (6,8 lên 10,3 triệu ha); nhưng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2014 (từ 10, 3 xuống 10,1 triệu ha).
=> Nhận xét A không đúng, nhận xét B đúng -> loại B
- Diện tích rừng trồng tăng nhanh, gấp: 13,8 / 7,2 = 1,92 lần
- Độ che phủ rừng tăng gấp: 40,4 / 22 = 1,84 lần.
=> Nhận xét C, D đúng => loại C, D
Chọn: A.
Câu 27:
Cho bảng số liệu:
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1993 – 2014 là
Đề bài yêu cầu: thể hiện diện tích và độ che phủ rừng -> A, B sai.
Bảng số liệu có 2 số liệu khác nhau: triệu ha và %. -> C sai.
->Đề bài yêu cầu: thể hiện diện tích và độ che phủ rừng + Bảng số liệu bao gồm tổng diện tích rừng, trong đó có diện tích tự nhiên và diện tích rừng trồng (đơn vị là triệu ha) và độ che phủ rừng (%). -> Biểu đồ kết hợp giữa cột chồng và đường là thích hợp nhất.
Chọn: D.
Câu 28:
Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển và an ninh quốc phòng của cả nước, vì
Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đối với các vùng ven biển và vấn đề an ninh quốc phòng của nước ta vì:
- Nước ta có đường bờ biển dài, với 28/63 tỉnh (thành phố) giáp biển, vùng biển rộng lớn và giàu có -> thuận lợi cho phát triển thủy sản. Do vậy ngành thủy sản đóng góp rất lớn trong cơ cấu kinh tế của các vùng ven biển nước ta.
- Với 28/63 tỉnh (thành phố) giáp biển, dân cư nước ta lại tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển, vì vậy thủy sản là ngành kinh tế chủ đảo và là nguồn thu nhập quan trọng của ngư dân vùng ven biển nước ta, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Vùng biển nước ta có hàng nghìn hòn đảo và quần đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời là hai ngư trường lớn, ven các đảo có nhiều bãi tôm bãi cá -> hoạt động đánh bắt xa bờ phát triển, góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ nước ta trên vùng biển ngoài khơi xa, bảo vệ biên giới trên biển.
=> Như vậy, thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển và an ninh quốc phòng của cả nước
Chọn: C.