Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học (Phần 2) có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học (Phần 2) có đáp án
-
731 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đơn chất nitrogen bao gồm các phân tử chứa hai nguyên tử nitrogen. Công thức hóa học của đơn chất nitrogen là
Đáp án đúng là: C
Công thức hóa học của đơn chất phi kim có phân tử gồm hai hay ba nguyên tử liên kết với nhau, gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.
Công thức hóa học của đơn chất nitrogen là N2.
Câu 2:
Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide là
Đáp án đúng là: B
Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra hợp chất kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.
Công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide là CO2.
Câu 3:
Calcium carbonate có công thức hóa học là CaCO3 là thành phần chính của đá vôi. Nhận định nào sau đây sai về calcium carbonate?
Đáp án đúng là: C
Khối lượng phân tử calcium carbonate là:
1.40 + 1.12 + 3.16 = 100 (amu)
→ C sai
Câu 4:
Cho sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử methane.
Hóa trị của carbon trong hợp chất methane là
Đáp án đúng là: A
Trong chất cộng hóa trị, hóa trị của nguyên tố được xác định bằng số cặp electron dùng chung của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử nguyên tố khác.
Trong phân tử methane, mỗi nguyên tử C có 4 cặp electron dùng chung với 4 nguyên tử H nên C có hóa trị IV.
Câu 5:
Silicon dioxide có công thức hóa học là SiO2 là thành phần chính của cát thạch anh. Hóa trị của Si trong silicon dioxide là (biết trong silicon dioxide O có hóa trị II)
Đáp án đúng là: C
Gọi hóa trị của Si trong hợp chất SiO2 là a.
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
1.a = 2.II → a = IV
Vậy trong phân tử silicon dioxide, Si có hóa trị IV.
Câu 6:
Biết rằng sodium (Na) có hóa trị I và oxygen có hóa trị II. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Na và O là
Đáp án đúng là: B
Gọi công thức chung của hợp chất tạo bởi Na và O là \(Na_x^IO_y^{II}\).
Áp dụng quy tắc hóa trị:
x.I = y.II → \(\frac{x}{y}\)= \(\frac{{II}}{I}\)= \(\frac{2}{1}\)
Lấy x = 2 và y = 1.
Công thức chung của hợp chất tạo bởi Na và O là Na2O.
Câu 7:
Hóa trị của copper (Cu) và iron (Fe) trong các hợp chất Cu(OH)2 và Fe(NO3)3 lần lượt là (biết nhóm OH và nhóm NO3 đều có hóa trị I)
Đáp án đúng là: D
Gọi a là hóa trị của Cu trong hợp chất Cu(OH)2
Áp dụng quy tắc hóa trị:
1.a = 2.I → a = II
Gọi b là hóa trị của Fe trong hợp chất Fe(NO3)3
Áp dụng quy tắc hóa trị:
1.b = 3.I → b = III
Vậy hóa trị của copper (Cu) và iron (Fe) trong các hợp chất Cu(OH)2 và Fe(NO3)3 lần lượt là II và III
Câu 8:
Glucose (C6H12O6) có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H và O trong glucose lần lượt là
Đáp án đúng là: A
Khối lượng phân tử glucose là:
6.12 + 12.1 + 6.16 = 180 (amu)
Phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong C6H12O6 là:
%C = \(\frac{{6.12.100\% }}{{180}}\)= 40%
%H = \(\frac{{12.1.100\% }}{{180}}\)= 6,67%
%O = 100% - %C - %H = 100% - 40% - 6,67% = 53,33%
Câu 9:
Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh (S) và oxygen (O), biết phần trăm khối lượng của S, O lần lượt là 40%, 60% và khối lượng phân tử của hợp chất là 80 amu.
Đáp án đúng là: D
Gọi công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh và oxygen là SxOy.
Khối lượng phân tử của hợp chất là:
x.32 + y.16 = 80 (amu)
Phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất là:
%S = \(\frac{{x.32.100\% }}{{80}}\)= 40% → x = 1
%O = \(\frac{{y.16.100\% }}{{80}}\)= 60% → y = 3
Vậy công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh và oxygen là SO3.
Câu 10:
Cho biết công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi hai nguyên tố X và O (oxygen); Y và H (hydrogen) lần lượt là X2O, YH3. Biết X và Y có hóa trị bằng hóa trị của chúng trong các hợp chất X2O và YH3. Công thức hóa học của hợp chất giữa X và Y là
Đáp án đúng là: A
Gọi a là hóa trị của X trong hợp chất X2O
Áp dụng quy tắc hóa trị:
2.a = 1.II → a = I
Gọi b là hóa trị của Y trong hợp chất YH3.
Áp dụng quy tắc hóa trị:
1.b = 3.I → b = III
Gọi công thức chung của hợp chất tạo bởi X và Y là \(X_m^IY_n^{III}\).
Áp dụng quy tắc hóa trị:
m.I = n.III → \(\frac{m}{n}\)= \(\frac{{III}}{I}\)= \(\frac{3}{1}\)
Lấy m = 3 và n = 1.
Công thức chung của hợp chất tạo bởi X và Y là X3Y.