Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 6: Một số nền văn minh phương Đông có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Văn minh Ấn Độ cổ - Trung đại có đáp án
-
2684 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại hình thành và phát triển gắn liền với dòng sông nào?
Đáp án đúng là: D
Nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại hình thành và phát triển gắn liền với 2 dòng sông lớn là: sông Ấn và sông Hằng
Câu 2:
Nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại được hình thành ở khu vực nào?
Đáp án đúng là: B
Nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại được hình thành ở khu vực Nam Á.
Câu 3:
Ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo ở Ấn Độ thời cổ - trung đại?
Đáp án đúng là: A
Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo ở Ấn Độ thời cổ - trung đại
Câu 4:
Điểm nổi bật trong xã hội Ấn Độ thời kì cổ-trung đại là
Đáp án đúng là: B
Điểm nổi bật trong xã hội Ấn Độ thời kì cổ-trung đại là tồn tại chế độ đẳng cấp Vacs0na. Theo đó, xã hội sẽ phân chia thành 4 đẳng cấp chính là: Brama; Ksatria; Vaisia và Sudra
Câu 5:
Ấn Độ là quê hương của 2 tôn giáo nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
Ấn Độ là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như: Hin-đu giáo, Phật giáo, đồng thời cũng là nơi du nhập và phát triển của đạo Hồi.
Câu 6:
Hai bộ sử thi tiêu biểu của Văn học Ấn Độ thời cổ đại là
Đáp án đúng là: A
Phương pháp giải
Văn học Ấn Độ đạt nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu nhất là kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ra-ta và sử thi Ra-ma-y-a-na.
Câu 7:
Các thành tựu văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực nào trên thế giới?
Đáp án đúng là: D
Các thành tựu văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực Đông Nam Á. Tiêu biểu như: chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc…
Câu 8:
Các thành tựu nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại phản ánh điều gì?
Đáp án đúng là: D
Những công trình kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ cổ - trung đại vừa thể hiện trình độ phát triển cao của con người, vừa thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật.
Câu 9:
Chủ nhân đầu tiên của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại là
Đáp án đúng là: A
Chủ nhân đầu tiên của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại là tộc người Đra-vi-đa ở miền Bắc Ấn Độ.
Câu 10:
Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ
Tên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ tên một dòng sông, phát nguyên từ Tây Tạng, vượt qua dãy Hi-ma-lay-a rồi đổ ra biển Ả-rập - đó là dòng sông Ấn.
Câu 11:
Dòng sông nào được coi là linh thiêng nhất và là vị thần bảo trợ cho cuộc sống và con người Ấn Độ?
Đáp án đúng là: A
Sông Hằng dài khoảng 3000 km. Đây là con sông được coi là linh thiêng nhất và là vị thần bảo trợ cho cuộc sống và con người Ấn Độ
Câu 12:
Cái nôi của văn minh Ấn Độ là khu vực nào?
Đáp án đúng là: C
Sông Ấn và sông Hằng bồi đắp nên những đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ. Vì vậy, nơi đây trở thành cái nôi của văn minh Ấn Độ.
Câu 13:
Từ rất sớm, người Ấn Độ cổ đại có chữ viết riêng, đó là
Đáp án đúng là: B
Từ rất sớm, người Ấn Độ cổ đại có chữ viết riêng, đó là: chữ Bra-mi, chữ Phạn (Sankrit)...
Câu 14:
Biểu tượng trên quốc huy của nước Cộng hòa Ấn Độ hiện nay lấy cảm hứng từ thành tựu nào của người Ấn Độ cổ đại?
Đáp án đúng là: A
- Biểu tượng trên quốc huy của nước Cộng hòa Ấn Độ hiện nay lấy cảm hứng từ: biểu tượng trên đỉnh trụ cột đá A-sô-ca.
- Mô tả: phần đỉnh trụ cột đá A-sô-ca gồm ba bộ phận.
+ Một trụ hình đoá hoa sen lộn ngược, đỡ một bệ đá tròn.
+ Chung quanh bệ đỡ hình tròn có khắc hình bốn bánh xe (tượng trưng cho pháp luân nhà Phật) xen kẽ hình bốn con thú (bò rừng, ngựa, sư tử, voi).
+ Trên cùng là tượng bốn con sư tử ngồi, dáng vẻ dũng mãnh và oai vệ, quay lưng vào nhau, há miệng, mắt nhìn ra bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc.
Câu 15:
Ai là chủ nhân của 10 con số đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới?
Đáp án đúng là: B
Về toán học, người Ấn Độ cổ - trung đại sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, trong đó đóng góp lớn nhất là phát minh ra số 0
Câu 16:
Chữ Phạn của người Ấn Độ có tên gọi khác là gì?
Đáp án đúng là: B
Chữ Phạn của người Ấn Độ có tên gọi khác là chữ Sankrit.
Câu 17:
Tôn giáo nào do Thái tử Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập?
Đáp án đúng là: B
Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN do Thái tử Xít-đác-ta Gô-ta-ma, hiệu là Sa-ki-a Mu-ni (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập
Câu 18:
Các tác phẩm Ra-ma-y-a-na, Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học nào?
Đáp án đúng là: A
Các tác phẩm Ra-ma-y-a-na, Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại sử thi
Câu 19:
Theo lịch của người Ấn Độ, sau bao nhiêu năm lại có một tháng nhuận?
Đáp án đúng là: C
Người Ấn Độ đã tạo ra lịch, một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, sau 5 năm lại có một tháng nhuận.
Câu 20:
Tác phẩm nào dưới đây được coi là bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt đời sống xã hội Ấn Độ?
Đáp án đúng là: B
Sử thi Ma-ha-bha-ra-ra là bản trường ca gồm khoảng 110.000 câu thơ đôi, được coi là bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt đời sống xã hội Ấn Độ
Câu 21:
Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Ấn Độ thời cổ - trung đại?
Đáp án đúng là: C
- Đền Bô-rô-bu-đua thành tựu của cư dân In-đô-nê-xi-a.
Câu 22:
Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của
Đáp án đúng là: A
Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của Bà La Môn giáo, ra đời từ khoảng thiên niên kỉ I TCN, có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc nhất ở Ấn Độ.
Câu 23:
Quốc gia nào dưới đây không chịu ảnh hưởng từ chữ viết của Ấn Độ?
Đáp án đúng là: D
Chữ viết Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á và được cải biên thành chữ viết của một số quốc gia, như: Cam-pu-chia; Thái Lan; Lào,…
Câu 24:
Các tín đồ Phật giáo lấy năm nào làm năm thứ nhất theo Phật lịch?
Đáp án đúng là: D
Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN làm năm thứ nhất theo Phật lịch
Câu 25:
Cư dân Ấn Độ thời cổ - trung đại không phải là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây?
Đáp án đúng là: B
- Phép đếm lấy số 10 làm cơ sở là thành tựu của cư dân Ai cập cổi đại.