Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 26 (có đáp án): Quang Trung xây dựng đất nước (phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước
-
1239 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?
Lời giải:
Cuối thế kỉ XVIII, đất nước trải qua chiến tranh, loạn lạc kéo dài. Ruộng đồng bị bỏ hoang, xóm làng xơ xác, công thương nghiệp đình trệ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Vua Quang Trung đã chọn khu vực nào làm nơi đóng đô sau khi đánh bại giặc ngoại xâm?
Lời giải:
Sau khi chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
“Chiếu khuyến nông” được ban hành để giải quyết vấn đề gì?
Lời giải:
Chiếu khuyến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. Nhờ đó, chỉ trong vòng vài ba năm nền kinh tế nông nghiệp đã được phục hồi, phát triển
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ giữa Việt - Trung dưới thời trị vì của Quang Trung là gì?
Lời giải:
Khi xây dựng vương triều mới, Quang Trung chủ trương xây dựng một mối quan hệ hòa hỏa với nhà Thanh, mềm dẻo chấp nhận triều cống nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Dưới thời vua Quang Trung, loại chữ nào được dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước?
Lời giải:
Dưới thời vua Quang Trung, chữ Nôm được dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước. Vua Quang Trung giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách xây dựng đất nước của vua Quang Trung?
Lời giải:
Chính sách xây dựng đất nước của vua Quang Trung:
- Kinh tế:
+ Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế
+ Yêu cầu nhà Thanh mở của ải, thông chợ búa
- Giáo dục: Ban bố “Chiếu lập học”, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Quốc phòng: tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính. Xây dựng bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh
- Ngoại giao: thực hiện chính sách mềm dẻo với nhà Thanh, buộc Càn Long phải sắc phong cho Quang Trung là An Nam Quốc Vương
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
Vì sao vua Quang Trung lại yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa?
Lời giải:
Quang Trung đã yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa để giải quyết tình trạng hàng hóa ngưng đọng, khuyến khích hoạt động sản xuất phát triển. Nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”
Câu nói trên thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung?
Lời giải:
Câu nói trên thể hiện quan điểm đề cao vị trí của giáo dục và lựa chọn nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước của vua Quang Trung. Việc mở rộng hệ thống giáo dục và khoa cử là quốc sách hàng đầu để tạo nên quốc gia hùng mạnh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
Vì sao Quang Trung cần khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh?
Lời giải:
Mặc dù quân Thanh đã bị đánh tan nhưng nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước vẫn còn bị đe dọa. Phía bắc, thế lực Lê Duy Chỉ (em ruột của Lê Chiêu Thống) lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung. Phía nam, sau thất bại ở Rạch Gầm- Xoài Mút, Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Định
=> Nhận rõ nguy cơ từ nhiều phía, Quang Trung khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Những chính sách xây dựng đất nước dưới thời vua Quang Trung có tác dụng gì quan trọng đối với lịch sử dân tộc?
Lời giải:
Những việc làm của vua Quang Trung:
- Xây dựng vương triều theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị trên vùng đất từ Thuận Hóa ra Bắc.
- Thành lập chính quyền các cấp.
- Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục, thi cử.
- Tổ chức quân đội quy củ, trang bị vũ khí đầy đủ.
- Đặt quan hệ ngoại giao hòa hảo với các nước láng giềng.
=> Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ chia cắt, mở ra một cơ hội phát triển mới cho lịch sử dân tộc
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
Một trong những nguyên nhân chính đưa đến thất bại của phong trào nông dân Tây Sơn là
Lời giải:
Quang Trung mất, Quang Toản lên ngôi vua nhưng không đủ năng lực để lãnh đạo đất nước, trong khi đó nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt và suy yếu nhanh chóng. Vì thế trước sự tấn công của Nguyễn Ánh, Tây Sơn thất bại, triều Tây Sơn chấm dứt.
Đáp án cần chọn là: B