Trắc nghiệm Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái đất có đáp án
Trắc nghiệm Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái đất có đáp án
-
601 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cảnh quan đặc trưng ở đới lạnh là:
Cảnh quan đặc trưng chủ yếu ở đới lạnh là đài nguyên (gồm rêu, địa y và một số cây thân thảo).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
Đất ở đới lạnh có đặc điểm:
Đất ở đới lạnh có tầng đất mỏng, kém màu mỡ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Ở bán cầu Nam, gió Đông Cực thổi theo hướng:
Gió Đông Cực thổi ở vùng đới lạnh bán cầu Nam: thổi từ áp cao cận cực Nam về áp thấp ôn đới, có hướng đông nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Loại gió thổi ở đới lạnh của bán cầu Bắc có đặc điểm:
Gió Đông Cực thổi ở vùng đới lạnh bán cầu Bắc: thổi từ áp cao cận cực Bắc về áp thấp ôn đới, có hướng đông bắc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
Nguyên nhân chính khiến sinh vật ở đới lạnh kém phong phú là:
Sinh vật đới lạnh kém phong phú chủ yếu do khí hậu quá khắc nghiệt, nhiệt độ thấp lạnh giá quanh năm, băng tuyết bao phủ thành một lớp dày, lượng mưa ít khiến thực vật khó mọc được, động vật khó kiếm thức ăn và nhiệt độ thấp làm cho chỉ một số loài mới có thể thích nghi và tồn tại được.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Nhiệt độ trung bình năm ở đới lạnh là:
Đới lạnh có nhiệt độ tương đối thấp, nhiệt độ trung bình năm đều dưới 100100.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
Lượng mưa ở đới lạnh có đặc điểm:
Lượng mưa ở đới lạnh rất thấp, dưới 500mm, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
Loài động vật nào dưới đây không sinh sống ở đới lạnh:
Các loài vật sinh sống ở đới lạnh gồm: tuần lộc, gấu trắng, chim cánh cụt, hải cẩu,...
Sư tử sinh sống chủ yếu ở đới nóng, không phải ở đới lạnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Tại sao phần lớn đới lạnh được bao phủ bởi băng tuyết:
Đới lạnh nằm trong khoảng từ vòng cực đến cực, do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời nhỏ, không nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nên lạnh giá quanh năm, nhiệt độ thấp làm hơi nước không bốc lên được đã thành tuyết hoặc rắn lại thành băng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
Đới lạnh được mệnh danh là:
Đới lạnh được mệnh danh là xứ sở của băng tuyết, do cảnh quan chủ yếu ỏ đới lạnh là băng và tuyết.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
Gió Đông Cực hoạt động trong phạm vi:
Gió Đông Cực thổi từ áp cao cận cực về áp thấp ôn đới, là vị trí của đới lạnh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
Nơi phân bố của đới lạnh chủ yếu trong khoảng hai vĩ tuyến:
Đới lạnh có vị trí: nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 60o đến cực ở cả hai bán cầu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Lượng mưa trong đới ôn hòa là:
Đới ôn hòa có lượng mưa: dao động từ 500mm đến 1000mm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14:
Gió Tây Ôn Đới ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở đới ôn hòa?
Gió Tây Ôn Đới thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới, loại gió này có tính chất nóng và ẩm, nên sẽ mang đến không khí ấm, ẩm, mưa nhiều cho đới ôn hòa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
Thiên nhiên thay đổi bốn mùa rõ nét nhất ở đới:
Thiên nhiên thay đổi bốn mùa rõ nét nhất ở: đới ôn hòa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
Những loài thực vật nào mọc ở vùng ôn đới lạnh?
- Vùng ôn đới: thông, linh sam, tuyết tùng.
- Vùng nhiệt đới: xương rồng, cây bao báp, cà phê, dừa, cao su, hồ tiêu
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:
Tại sao thời tiết ở đới ôn hòa không ổn định?
Thời tiết ở đới ôn hòa không ổn định do vị trí trung gian giữa hai đới nóng và lạnh, ảnh hưởng của các đợt khí nóng và lạnh di chuyển đến không liên tục và thường xuyên làm cho thời tiết ở đới ôn hòa biến động, thất thường.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:
Cảnh quan thiên nhiên ở đới ôn hòa thay đổi không phụ thuộc vào:
- Cảnh quan thiên nhiên ở đới ôn hòa thay đổi phụ thuộc vào: vĩ độ, ảnh hưởng của dòng biển nóng, địa hình, gió Tây Ôn Đới.
- Không phụ thuộc vào gió Mậu dịch, vì gió này thổi trong phạm vi đới nóng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19:
Đặc điểm nào dưới đây của đới ôn hòa?
- Đới ôn hòa nằm ở vĩ độ trung bình, giữa hai đới nóng và lạnh nên khí hậu không quá nóng, không quá lạnh. Thực vật do vậy cũng rất phong phú, nhiều loài (rừng lá kim, rừng lá rộng, ...)
=>Đáp án A, B, C loại vì không phải đặc điểm của đới ôn hòa.
- Đáp án D đúng vì, trong đới ôn hòa những vĩ độ thấp gần với đới nóng, vĩ độ cao gần với đới lạnh, lượng nhiệt và lượng mưa có xu hướng giảm dần, nên cảnh quan thay đổi theo vĩ độ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20:
Khí hậu của đới ôn hòa mang tính chất:
Đới ôn hòa nằm ở vị trí từ 30o đến 60o ở cả hai bán cầu, vị trí này nằm ở giữa đới nóng và đới lạnh, nên khí hậu mang tính chất trung gian giữa hai đới (Không quá nóng, không quá lạnh).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21:
Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất?
Trên Trái Đất có: 1 đới nóng, 2 đới ôn hòa, 2 đới lạnh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22:
Loại gió thổi thường xuyên trong đới ôn hòa là:
Đới ôn hòa có vị trí: nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 30o đến 60o ở cả hai bán cầu, là nơi hoạt động của gió Tây Ôn Đới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23:
Đới ôn hòa nằm trong khoảng vĩ tuyến:
Đới ôn hòa có vị trí: nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 30 độ đến 60 độ ở cả hai bán cầu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24:
Tại sao Việt Nam nằm trong môi trường đới nóng nhưng khí hậu không khô hạn như Bắc Phi?
Việt Nam nằm trong đới nóng nhưng do ảnh hưởng của biển (cung cấp độ ẩm) và ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, đã khiến cho nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25:
Việt Nam nằm trong đới khí hậu:
Việt Nam nằm trong khoảng vĩ tuyến 23o27’B – 8o34’B, thuộc môi trường đới nóng Bắc bán cầu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26:
Những châu lục nào trên thế giới không có diện tích ở đới nóng:
Khu vực không có diện tích ở đới nóng là châu Âu và châu Nam Cực (quan sát lược đồ các đới tự nhiên trên Trái Đất).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27:
Châu lục nào trên thế giới có diện tích lãnh thổ nằm phần lớn ở đới nóng?
Dựa vào lược đồ các đới tự nhiên trên Trái Đất, ta thấy đa phần diện tích của châu Phi thuộc đới nóng. Các châu lục khác chỉ có một phần diện tích phân bố ở đới này.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28:
Loại thiên tai nào hiếm khi xảy ra ở đới nóng:
- Những thiên tai thường xảy ra ở đới nóng là lũ lụt, hạn hán, bão nhiệt đới, ....
- Hiếm khi xảy ra bão tuyết, vì nhiệt độ trung bình ở đới nóng luôn trên 20oC. Trừ một số vùng núi cao, mới có thể hình thành được bão tuyết.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29:
Trong đới nóng, tại sao khu vực chí tuyến có lượng mưa rất thấp?
Khu vực chí tuyến có lượng mưa thấp vì có áp cao cận chí tuyến ngự trị (chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến) và tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn nên khí hậu khô hạn, ít mưa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30:
Nơi có lượng mưa thấp nhất ở đới nóng thường nằm ở vùng:
Nơi có lượng mưa thấp nhất đới nóng thường nằm dọc hai bên chí tuyến, do ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến.
Đáp án cần chọn là: D