Trắc nghiệm Văn 10 KNTT Phân tích Về chính chúng ta có đáp án
-
121 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong văn bản, tác giả trình bày quan điểm về vấn đề gì?
Trong văn bản, tác giả trình bày quan điểm về vấn đề con người, các mối quan hệ giữa con người với thực tại, con người với thế giới và con người với tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI bằng chứng, lý lẽ mà tác giả đưa ra?
- Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những bằng chứng, lí lẽ là:
+ Con người là một phần của thế giới, nằm trong nó và quan sát nó. Niềm tin, tư tưởng, tín ngưỡng của con người đều được hình thành từ sự quan sát bên trong thế giới, gắn với thế giới. Vậy nên con người chỉ là một phần rất nhỏ bé của vũ trụ to lớn này.
+ Bằng chứng về sự thông tin về nhau của tự nhiên như một giọt mưa chứa thông tin về sự xuất hiện của đám mây đen, áo hiệu trời mưa; đồng hồ chưa thông tin về thời gian trong ngày giúp ta xác định giờ làm việc; … và cuối cùng não của con người chính là nơi chứa tất cả những thông tin được tích lũy qua kinh nghiệm.
+ Con người không thể tách khỏi tự nhiên; các giá trị đạo đức, tình yêu của con người đều mang tính hiện thực. Giá trị cảm xúc của con người làm nên xã hội và cũng là biểu hiện của tự nhiên.
+Tự nhiên là nhà của con người, thế giới đa dạng, đầy màu sắc là nơi con người học hỏi, cư trú, nơi tìm hiểu và thỏa mãn sự hiếu kỳ bẩm sinh của con người.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính?
Những thông tin khoa học trong văn bản giúp cho những luận điểm chính trong văn bản sáng rõ hơn, logic hơn và có thêm sức thuyết phục cho việc nêu ra các bằng chứng, lí lẽ chứng minh luận điểm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản là gì?
Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp điệp từ “chúng ta”. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ xuyên suốt văn bản để nhấn mạnh đối tượng của vấn đề là chúng ta – con người, làm rõ hơn về các mối quan hệ giữa con người với thực tại, con người với thế giới và con người với tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người với thực tại từ góc nhìn nào?
Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người với thực tại từ góc nhìn bên trong, góc nhìn của con người là một phần thế giới, gắn với thực tại.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
Tác giả nghĩ gì về khả năng nhận thức thế giới của con người?
Tác giả nghĩ rằng con người chưa thật sự nhận thức được hết về thế giới. Con người nghĩ rằng mình đã hiểu hết thế giới nhưng sự thật là chỉ hiểu một phần nhỏ của thế giới. Khả năng nhận thức thế giới của con người chưa đủ để con người coi mình là trung tâm, là chúa tể. Tác giả cho rằng con người cần nâng cao hơn khả năng nhận thức thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi là gì?
Dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi là
- Trước hết là gây sự tò mò, hứng thú của người đọc đối với nội dung văn bản, với vấn đề được nêu lên trong văn bản.
- Những câu hỏi này có thể là chính những suy nghĩ của tác giả, cách tác giả triển khai vấn đề, những câu hỏi cần trả lời khi giải quyết vấn đề.
- Những câu hỏi được đặt ra ngay từ mở đầu cũng như một định hướng, hướng người đọc trả lời những câu hỏi để tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng hơn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Câu nào trong đoạn văn thứ hai thể hiện quan điểm của tác giả?
Câu văn thể hiện quan điểm của tác giả là “Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không thể hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.”
Đáp án cần chọn là: C