Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Văn Trắc nghiệm Văn 10 KNTT Phân tích Yêu và đồng cảm có đáp án

Trắc nghiệm Văn 10 KNTT Phân tích Yêu và đồng cảm có đáp án

Trắc nghiệm Văn 10 KNTT Phân tích Yêu và đồng cảm có đáp án

  • 72 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Văn bản Yêu và đồng cảm là chương mấy của tập sách Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải?

Xem đáp án

Văn bản Yêu và đồng cảm là chương 5 của tập sách Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải

Đáp án cần chọn là: D


Câu 2:

Câu chuyện mở đầu bài viết gây ấn tượng gì với người đọc?

Xem đáp án

Câu chuyện mở đầu bài viết gây ấn tượng với người đọc: 

- Cảm thấy hứng thú, tò mò về nội dung bài viết

- Gợi lên chủ đề và sự đồng cảm nơi người đọc

- Tạo cách mở đầu hấp dẫn và thu hút người đọc

Đáp án cần chọn là: D


Câu 3:

Tác giả cảm phục chú bé vì điều gì?

Xem đáp án

Tác giả cảm phục chú bé vì lòng đồng cảm của chú bé đối với đồ vật, sự vật quanh mình, chú hòa mình vào suy nghĩ, cảm xúc của chúng

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Trong sáng tác nghệ thuật, sự đồng cảm được thể hiện như thế nào?

Xem đáp án

Trong sáng tác nghệ thuật, sự đồng cảm được thể hiện:

- Người nghệ sĩ phải đồng cảm với mọi vật, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật đến thực vật.

- Về cách nhìn sự vật, nhìn mọi vật dưới góc nhìn của thế giới Mĩ, vạn vật đều có linh hồn nên cần nhìn và cảm nhận chúng từ sâu trong tâm hồn mình.

- Đặt mình vào chính đối tượng, cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của để có lòng đồng cảm, đồng điệu chúng trong sáng tạo nghệ thuật.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 5:

Theo tác giả, người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

Xem đáp án

Theo tác giả, người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em sự đồng cảm với mọi vật, ngay cả những thứ nhỏ nhất hay vô tri vô giác, nhìn thế giới với sự hồn nhiên, trong sáng, thường để ý đến những việc ít được người khác chú ý và khám phá ra những điều thú vị

Đáp án cần chọn là: D


Câu 6:

Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ trong văn bản như vậy?

Xem đáp án

 Tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ trong văn bản vì:

- Những sáng tác của ông luôn đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật.

- Tác giả ngưỡng mộ, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em, ông đã đưa sự ngợi ca ấy vào những sáng tác của mình để truyền tải suy nghĩ của mình đến người đọc.

- Ông muốn được quay trở lại tuổi thơ, để có thể sống cuộc sống hồn nhiên, hạnh phúc, sống lại “thời hoàng kim” đã qua trong đời.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“Lòng đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ”, đúng hay sai?

Xem đáp án

Đúng

Bởi vì:

- Người nghệ sĩ cần đồng điệu, đồng cảm với đối tượng mới có thể tạo ra một tác phẩm xuất sắc.

- Người nghệ sĩ có lòng đồng cảm thì các tác phẩm được tạo ra sẽ có hồn hơn, dễ dàng đến gần hơn với người khác.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 8:

Tác giả đã phát hiện ra điểm tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ?

Xem đáp án

Điểm tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ mà tác giả phát hiện ra là:

- Đều có tâm hồn trong sáng, ngây thơ, nhìn mọi vật với vẻ đẹp được nhân cách hóa, được lí tưởng hóa.

- Đều có tấm lòng đồng cảm với mọi thứ từ con người, động vật đến thực vật.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?

Xem đáp án

Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở:

- Tâm hồn trẻ em luôn trong sáng, ngây thơ, cảm nhận mọi vật qua thế giới nội tâm.

- Trẻ em đều giàu lòng đồng cảm, đồng cảm với tất cả mọi vật một cách chân thành nhất.

- Trẻ nhỏ luôn đặt tình cảm vào mọi hành vi của chúng, có một tuổi thơ hạnh phúc, sống không lo nghĩ.

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương