Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Văn Trắc nghiệm Văn 10 CTST Phân tích Huyện Trìa xử án có đáp án

Trắc nghiệm Văn 10 CTST Phân tích Huyện Trìa xử án có đáp án

Trắc nghiệm Văn 10 CTST Phân tích Huyện Trìa xử án có đáp án

  • 52 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tác dụng của việc dùng tên các con vật để đặt cho các nhân vật trong tác phẩm văn học là gì?

Xem đáp án

Khi tên các con vật được dùng để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học sẽ mang đến những điều mới lạ, hấp dẫn cho người đọc và khiến tác phẩm mang đậm chất văn học dân gian.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 2:

Lời tự giới thiệu trong lời xưng danh của nhân vật quan huyện cho thấy nhân vật này có tính cách như thế nào?

Xem đáp án

Nhân vật quan huyện trong lời tự xưng danh luôn tỏ ý tự mãn về bản thân, tự đắc ở ngoài nhưng lại chán cảnh nhà mình.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 3:

 Mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời xưng danh của nhân vật này là gì?

Xem đáp án

Mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời danh xưng của nhân vật này: xử kiện chỉ vì muốn được nhiều tiền của, những ai đút lót càng nhiều càng được quan xử thắng. 

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

Nhân vật có lượt lời nhiều nhất trong trích đoạn là ai?

Xem đáp án

Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất trong văn bản vì đây là một phiên xử án và thẩm quyền thuộc về Huyện Trìa.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

Mâu thuẫn trước phiên tòa là mâu thuẫn giữa hai nhân vật nào?

Xem đáp án

- Trước phiên tòa: Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Đề Hầu

+ Dẫn chứng: Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy/ Mồm xà cáng vinh râu ngoe ngoét.

→ Huyện Trìa đã biết được tính cách của Đề hầu từ trước: một người hay nói bật, điêu toa, không có thiện cảm.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Tác giả đã thể hiện cảm xúc gì qua “Huyện Trìa xử án”?

Xem đáp án

Tác giả tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm trước những thói hư tật xấu, cách cư xử giữa các nhân vật. 

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

Cảm hứng chủ đạo của văn bản “Huyện Trìa xử án” là gì?

Xem đáp án

Cảm hứng chủ đạo: Cuộc sống thường nhật của con người trong xã hội xưa.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 8:

Vì sao có thể nói: Văn bản Huyện Trìa xử án (trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc,Hến) được sáng tác, lưu truyền theo phương thức truyền miệng?

Xem đáp án

- Văn bản Huyện Trìa xử án (trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) được sáng tác, lưu truyền theo phương thức truyền miệng bởi:

+ Văn bản này được trích trong một vở tuồng (tuồng là thể loại thuộc văn học dân gian) nên có tính chất truyền miệng.

+ Văn bản trên không có tên tác giả cụ thể.

+ Văn bản xuất hiện nhiều dị bản ở mỗi vở diễn khác nhau.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 9:

Qua lời phán cuối cùng của Huyện Trìa, lời than của Trùm Sò, lời tri ân của Thị Hến, có thể nhận xét gì về kết quả của phiên tòa?

Xem đáp án

Từ lời phán cuối cùng của Huyện Trìa, lời than của Trùm Sò, lời tri ân của Thị Hến, có thể thấy rằng kết quả mà Huyện Trìa đưa ra không công bằng với tất cả mà có phần thiên vị cho Thị Hến. Bởi nếu như có sự công bằng thì vợ chồng Trùm Sò không phải than thở khi nghe quyết định của phiên tòa.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 10:

Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những gì?

Xem đáp án

Từ việc đọc hiểu văn bản trên, một số lưu ý em rút ra được trong việc đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng và văn bản kịch nói chung:

- Cần đọc kĩ từ 2-3 lần.

- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh đặc biệt trong câu thoại của từng nhân vật.

- Xác định được đề tài, cảm hứng chủ đạo của văn bản.

- Hiểu được ý nghĩa, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm.

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay