Phân tích lát cắt địa hình C - D và rút ra những đặc điểm chính của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Trang Atlat sử dụng: trang 13
1. Phân tích lát cắt
- Lát cắt C − D có tổng chiều dài khoảng 360km (dựa vào tỉ lệ ngang của lát cắt để tính) chạy từ biên giới Việt – Trung qua núi Phanxipăng, núi Phu Pha Phong đến sông Chu.
- Lát cắt chạy theo hướng tây bắc - đông nam (hoặc bắc tây bắc nam đông nam).
- Lát cắt chạy qua 3 dạng địa hình chính là vùng núi, vùng đồi chuyển tiếp và vùng đồng bằng.
- Lát cắt chạy qua 3 khu là khu Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc và khu Hòa Bình – Thanh Hóa với với 9 thang bậc địa hình: từ 0 – 50m, từ 50 – 200m, từ 200 - 500m, từ 500 - 1000m, từ 1000 – 1500m, từ 1500 - 2000m, từ 2000 – 2500m, từ 2500 - 3000m và trên 3000m với đỉnh cao nhất là đỉnh Phanxipăng (3143m).
* Khu Hoàng Liên Sơn (từ biên giới Việt – Trung đến bờ trái thung lũng sông Đà)
- Tổng chiều dài lát cắt chạy qua khoảng 205km.
- Là khu vực địa hình núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
- Lát cắt chạy trên nền địa hình núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn với độ cao trung bình trên 2500m, độ chia cắt sâu rất lớn. Lát cắt chạy qua hai đỉnh núi cao của nước ta là đỉnh Phanxipăng (3143m) và núi Phu Luông (2985m). Qua dãy Hoàng Liên Sơn, độ cao địa hình hạ thấp dần xuống còn khoảng 500m khi lát cắt chạy đến bờ trái thung lũng sông Đà.
* Khu Tây Bắc (từ bờ trái thung lũng sông Đà đến hết cao nguyên Mộc Châu)
- Tổng chiều dài lát cắt chạy qua khoảng 48km.
- Nhìn chung nền địa hình của khu Tây Bắc thấp hơn nhiều so với khu Hoàng Liên Sơn, độ cắt xẻ của địa hình cũng nhỏ hơn.
- Từ bờ trái thung lũng sông Đà ở độ cao khoảng 530m, độ cao địa hình đột ngột hạ thấp xuống còn khoảng 50m khi lát cắt chạy qua lòng sông Đà. Sau khi cắt qua sông Đà, lát cắt chạy qua cao nguyên Mộc Châu với đặc điểm bề mặt địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình 500 – 1000m, độ chia cắt sâu nhỏ. Khu Tây Bắc kết thúc ở rìa phía nam của cao nguyên Mộc Châu.
* Khu Hòa Bình – Thanh Hóa (từ sườn nam cao nguyên Mộc Châu tới sông Chu)
- Bắt đầu từ rìa phía nam của cao nguyên Sơn La với tổng chiều dài lát cắt chạy qua khoảng 102km.
- Đây là khu có địa hình thấp nhất mà lát cắt chạy qua: từ độ cao trên 1000m của cao nguyên, lát cắt đột ngột hạ thấp độ cao xuống còn 250m trước khi nâng lên độ cao 1587m của núi Phu Pha Phong. Sau khi qua núi Phu Pha Phong lát cắt chạy qua thung lũng sông Mã nên hạ thấp độ cao xuống còn 50m. Sau khi qua sông Mã lát cắt chạy qua dạng địa hình đồi chuyển tiếp trước khi đến dạng địa hình đồng bằng và sông Chu.
2. Rút ra đặc điểm
Trên lát cắt A - B đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
- Độ cao (hướng nghiêng) có chiều hướng giảm dần theo chiều tây bắc - đông nam. Ở phía tây bắc là hệ thống núi cao, đồ sộ với độ chia cắt lớn, sau đó đến các cao nguyên với độ cao thấp dần, qua vùng đổi chuyển tiếp và duyên hải.
- Độ cắt xẻ địa hình cũng giảm dần từ vùng núi phía tây bắc vùng đồi chuyển tiếp và đồng bằng phía tây nam.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.