Kể tên và xác định phạm vi, ranh giới các miền, vùng khí hậu ở nước ta. Nếu ảnh hưởng của địa hình tới sự phân hóa các miền, vùng khí hậu đó.
Trang Atlat sử dụng: trang 9.
1. Miền khí hậu
- Nước ta có hai miền khí hậu là miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam.
+ Phạm vi miền khí hậu phía Bắc tương ứng với hai miền tự nhiên là Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
+ Phạm vi miền khí hậu phía nam tương ứng với miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Ranh giới của hai miền khí hậu được xác định là sườn phía bắc của dãy núi Bạch Mã.
2. Vùng khí hậu
Ở mỗi miền khí hậu lại chia thành các vùng khí hậu. Cụ thể như sau: Miền khí hậu phía Bắc chia thành bốn vùng khí hậu:
+ Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ: toàn bộ phần lãnh thổ phía tây dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ: toàn bộ vùng đồi núi phía đông dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ: toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và phía bắc Nghệ An.
+ Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ: từ phía nam Nghệ An tới phía bắc dãy Bạch Mã.
- Miền khí hậu phía Nam chia thành ba vùng khí hậu:
+ Vùng khí hậu Nam Trung Bộ: toàn bộ phần lãnh thổ dọc duyên hải từ Đà Nẵng tới Mũi Dinh (Ninh Thuận).
+ Vùng khí hậu Tây Nguyên: Các cao nguyên và vùng núi thuộc Trường Sơn Nam.
+ Vùng khí hậu Nam Bộ: từ Mũi Dinh trở vào phía Nam.
3. Ảnh hưởng của địa hình
- Độ cao địa hình là yếu tố chính tạo nên sự phân hóa vùng khí hậu ở một số vùng khí hậu như: vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ; vùng khí hậu Nam Trung Bộ và vùng khí hậu Tây Nguyên.
- Một số dãy núi đóng vai trò là ranh giới của các miền, vùng khí hậu.
Cụ thể:
+ Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa hai miền khí hậu phía Bắc và phía Nam. + Dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa vùng khí hậu Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?