Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
Trang Atlat sử dụng: trang 6 + 7, trang 9, trang 13, trang 14.
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
1. Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới nửa cầu Bắc (từ 834'B đến 23°23'B) nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, mọi địa phương trong cả nước trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Do lãnh thổ kéo dài khoảng 1650km theo chiều Bắc – Nam (từ 834'B đến 23°23'B) nên khí hậu có sự khác biệt từ Bắc vào Nam.
2. Địa hình
- Nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi, trong đó 70% có độ cao dưới 500m, 15% có độ cao từ 500 – 1000m, 15% có độ cao trên 1000m.
- Khí hậu chịu sự chi phối của địa hình
+ Tạo nên vành đai khí hậu theo độ cao:
• Từ 0 – 600m: vành đai khí hậu nhiệt đới.
• Trên 600 – 700m: vành đai khí hậu cận nhiệt trên núi.
• Trên 2400 – 2600m: vành đai khí hậu núi cao.
+ Phân hoá theo hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
3. Hoạt động của gió mùa
Có hai loại gió mùa hoạt động luân phiên quanh năm trên lãnh thổ nước ta:
- Gió mùa đông (từ tháng XI – tháng IV):
+ Gió mùa Đông Bắc có nguồn gốc từ áp cao Xibia hoạt động từ vĩ tuyến 16B trở ra Bắc. Gió mùa Đông Bắc với tính chất cơ bản là lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh, ẩm vào cuối mùa đông.
+ Gió Tín phong (xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương – Tm, thổi về xích đạo) hoạt động ở phía Nam nước ta.
- Gió mùa mùa hạ (từ tháng V – tháng X):
+ Nửa đầu mùa hạ: gió có nguồn gốc từ khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương thổi đến nước ta theo hướng tây nam ở Nam Bộ, Tây Nguyên, hướng đông nam ở Bắc Bộ và gây mưa cho các khu vực trên. Gió tây nam khi gặp bức chắn địa hình dãy Trường Sơn bị biến tính và trở thành gió Tây khô nóng.
+ Nửa sau mùa hạ: gió có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam. Hướng thổi và phạm vi tác động của gió giống như ở nửa đầu mùa hạ. nhưng tính chất khô, nóng ở Trung Bộ đã giảm do độ dày, độ ẩm của khối khí lớn và do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới.
- Sự luân phiên của các khối khí theo mùa và các hướng khác nhau tạo nên tính phân mùa của khí hậu.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.