Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

08/07/2024 39

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các nhân tố tác động đến chế độ mưa ở nước ta.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

     Trang Atlat sử dụng: trang 6 + 7, trang 9, trang 13, trang 14.

     1. Vị trí địa lí

     Nước ta ở rìa đông bán đảo Đông Dương, lãnh thổ kéo dài hẹp ngang với chiều dài đường bờ biển 3260km, ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào đất liền làm biến tính các khối khí qua biển (bớt lạnh, tăng ẩm) đem cho nước ta lượng hơi nước lớn, gây mưa. Do đó lượng mưa trung bình năm ở nước ta khá lớn: trên 1600mm – khí hậu mang tính chất hải dương, khác so với nhiều nước cùng vĩ độ.

     2. Gió mùa

     Nhân tố gió mùa là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chế độ mưa nước ta.

     - Gió mùa là loại gió thổi quanh năm ven các lục địa có đại dương bao bọc. Do đó gió mùa là loại gió mang lượng hơi ẩm lớn, góp phần làm tổng lượng mưa trung bình năm ở nước ta lên tới trên 1600mm.

     - Gió mùa hoạt động luân phiên vào các mùa trong năm với hai mùa gió: gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. Hai loại gió này có tính chất trái ngược nhau (gió mùa mùa hạ có tính chất nóng, ẩm; gió mùa mùa đông có tính chất lạnh, khô) làm cho chế độ mưa nước ta có sự phân hóa theo mùa.

     + Gió mùa mùa hạ: là loại gió nóng ẩm thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam với hai nguồn gốc xuất phát khác nhau:

      • Đầu mùa hạ: gió xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương, gây mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ, khi vượt qua dãy Trường Sơn gây ra hiệu ứng phơn cho Duyên hải miền Trung.

     Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong nửa cầu Nam vượt xích đạo đổi hướng gây mưa trên diện rộng.

     - Gió mùa mùa hạ là loại gió xuất phát từ biển nên mang lượng hơi nước lớn làm cho đại bộ phận lãnh thổ nước ta có mùa mưa từ tháng V đến tháng X với tổng lượng mưa từ 1200 – 1600mm, chiếm 80 – 90% lượng mưa cả năm.

     + Gió mùa mùa đông; thực chất là loại gió lạnh khô thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc, chỉ gây một lượng mưa ít vào cuối mùa khi qua biển. Do đó thời gian hoạt động của gió mùa mùa đông cũng chính là thời điểm trua khó của đại bộ phận lãnh thổ nước ta với tông mưa từ 200 – 400mm.

     3. Đặc điểm địa hình

     Địa hình nước ta với 3/4 diện tích đối núi, lại có sự phân hóa đa dạng (độ cao, hướng sườn) làm cho chế độ mưa nước ta có sự phân hóa theo không gian.

     a. Phần hóa theo độ cao

     - Do tính chất càng lên cao càng đón nhiều gió và mưa càng nhiều nên khu vực trung du, miền núi có lượng mưa lớn hơn khu vực đồng bằng. Dẫn chứng quan sát bản đồ lượng mưa trung bình năm, so sánh tương quan lượng mưa giữa Tây Nguyên (trên cao nguyên Lâm Viên, Di Linh) với vùng duyên hải phía Đông hoặc khu vực núi cao Tây Bắc với khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

     b. Phần hóa theo hưởng sườn

     Những sườn đón gió thì mưa nhiều còn sườn khuất gió thì mưa ít. Do đó

     - Xét trên toàn bộ lãnh thổ nước ta, các khu vực đồi núi ở phía Tây đón gió từ biển thổi vào có tổng lượng mưa lớn, trên 1600mm (dẫn chứng).

     + Móng Cái, Hà Giang mưa trên 2800mm.

     Giải thích:

     Do ở vị trí đón gió từ biển thổi vào.

     + Khu vực Trung Trung Bộ mưa trên 2800mm.

     Giải thích:

     Do có dãy Bạch Mã chắn hai loại gió Đông Bắc vào mùa đông và Tây Nam vào mùa hạ.

     - Những khu vực khuất gió như Lạng Sơn, thung lũng sông Mã lượng mưa dưới 1600mm.

     c. Phân hóa theo hướng địa hình

     - Ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ do có đường bờ biển song song với hướng gió nên ở đây luôn có lượng mưa ít, lượng mưa trung bình năm dưới 1200mm.

     * Đặc điểm địa hình còn gây nên đặc điểm mùa hạ khô, nóng và mưa vào thu – đông ở Duyên hải miền Trung.

     Vào mùa hè, dãy Trường Sơn chắn gió Tây Nam gây phơn cho Duyên hải miền Trung. Vào mùa thu – đông, do vị trí đón gió mùa Đông Bắc kết hợp với tác động của dải hội tụ nhiệt đới, bão... nên có mưa lớn.

     4. Dòng biển

     - Nước ta có sự hoạt động của dòng biển nóng - lạnh theo hoạt động của gió mùa.

     - Ảnh hưởng rõ nét nhất vẫn là khu vực cực Nam Trung Bộ, nơi tồn tại chồi nước lạnh ven bờ làm cho lượng mưa ở đây rất ít, từ 800 - 1200m thậm chí dưới 800mm.

     5. Frông

     - Frông là mặt giao tranh giữa hai khối khí nên trong phạm vi hoạt động của frông thường có mưa lớn.

     - Nước ta có sự hoạt động của hai loại frông là F. (frông cực) và Fr (frông nội chí tuyến), song tác động rõ nét nhất vẫn ở khu vực Duyên hải miền Trung làm cho lượng mưa ở đây lớn và lùi dần về thu – đông (do Fr).

     6. Bão

     - Do nằm trên đường di chuyển của bão nên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các cơn bão nhiệt đới xuất phát từ Biển Đông. Bão xuất hiện thường kèm theo mưa lớn.

     - Bão ảnh hưởng với tần suất lớn ở Duyên hải miền Trung làm các tháng mùa mưa ở khu vực này có lượng mưa rất lớn.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 70

Câu 2:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 61

Câu 3:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 58

Câu 4:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 53

Câu 5:

a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 53

Câu 6:

a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 53

Câu 7:

So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 52

Câu 8:

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 51

Câu 9:

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.

Xem đáp án » 05/05/2024 50

Câu 10:

Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 48

Câu 11:

b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?

Xem đáp án » 05/05/2024 47

Câu 12:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.

Xem đáp án » 04/05/2024 46

Câu 13:

3. Làm rõ sự phân bố dân cư không đều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và nêu hướng giải quyết.

Xem đáp án » 04/05/2024 46

Câu 14:

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.

Xem đáp án » 05/05/2024 46

Câu 15:

Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 45