Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Trang Atlat sử dụng: trang 9, trang 13, trang 14.
1. Khái quát đặc điểm dãy Trường Sơn
Trường Sơn là một dãy núi đồ sộ và kéo dài ở nước ta. Dãy Trường Sơn kéo dài từ Nam Nghệ An tới Nam Tây Nguyên. Địa hình dãy Trường Sơn bao gồm hai phần:
- Trường Sơn Bắc thuộc khu vực Bắc Trung Bộ có hướng tây bắc - đông nam.
- Trường Sơn Nam thuộc khu vực Nam Trung Bộ có hướng vòng cung, quay bề lồi ra biển.
Độ cao trung bình của vùng núi Trường Sơn: trên 500m, có nhiều đỉnh cao như Puxailaileng (2711m), Rào Cỏ (2235m).
Dãy Trường Sơn kéo dài dọc theo hướng Bắc – Nam đã tác động khá rõ rệt đến khí hậu Việt Nam đặc biệt là khí hậu ở miền Trung nước ta, dãy Trường Sơn làm cho khí hậu bị phân hóa.
2. Tác động của dãy Trường Sơn đến khí hậu
a. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao
* Phân hóa chế độ nhiệt
Thể hiện qua các trạm khí hậu: trạm Đà Lạt (độ cao 1000 – 1500m) và Nha Trang (độ cao từ 0 - 50m):
- Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt: 18°C; Nha Trang: 26°C - chênh 8°C do Đà Lạt cao hơn nhiều so với Nha Trang.
- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất ở Đà Lạt: 20°C; Nha Trang: 29°C → chênh 9°C.
- Nhiệt độ tháng lạnh nhất của Đà Lạt: 15°C; Nha Trang: 24°C → chênh 9°C.
Như vậy ta thấy tuy ở vĩ độ tương đương nhưng nền nhiệt độ của Đà Lạt thấp hơn nhiều so với Nha Trang.
Giải thích:
Do Đà Lạt nằm ở độ cao lớn mà theo quy luật càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6C).
* Phân hóa chế độ mưa
- Những nơi cao, đón nhiều loại gió từ biển vào thì có lượng mưa rất lớn: vùng núi Ngọc Linh mưa trên 2800mm/năm).
- Những nơi thấp, khuất gió lượng mưa ít hơn: vùng thung lũng sông Ba lượng mưa chỉ đạt từ 800 – 1600mm/năm và thấp hơn.
b. Phân hóa theo hướng sườn
* Chế độ nhiệt
Vào mùa hạ, do nằm ở sườn khuất gió nên Duyên hải miền Trung đặc biệt là Bắc Trung Bộ, chịu tác động của hiệu ứng phơn rõ rệt, nhiệt độ lên cao.
* Chế độ mưa
- Tổng lượng mưa:
+ Những nơi nằm ở sườn đón gió từ biển thổi vào thì mưa nhiều. Dẫn chứng:
Bắc Trung Bộ đón gió mùa Đông Bắc từ biển thổi vào nên lượng mưa trung bình năm vẫn cao: mức phổ biến trên 2000mm/năm; Đồng Hới và Đà Nẵng có lượng mưa trung bình 2000 – 2400mm/năm.
Tây Nguyên nằm ở sườn đón gió Tây Nam nên mưa nhiều, lượng mưa phổ biến trên mức 2000mm/năm.
+ Những nơi nằm ở địa hình song song với hướng gió hoặc ít đón gió thì mưa ít như vùng cực Nam Trung Bộ vì hình dạng vòng cung của Trường Sơn Nam nên song song với hướng gió Tây Nam, Đông Bắc vì vậy mưa ít, dưới 1000mm/năm, một số nơi khô hạn như Phan Rang: 600mm/năm.
- Thời gian mưa:
+ Duyên hải miền Trung có mưa vào thu – đông, mùa hạ mưa ít, nóng.
• Đồng Hới: mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, mùa khô từ tháng II đến tháng VIII.
• Đà Nẵng mưa từ tháng IX đến tháng 1, mùa khô từ tháng II đến tháng VIII.
• Nha Trang mưa từ tháng IX đến tháng XII, mùa khô từ tháng 1 đến tháng VIII.
Giải thích:
Vào mùa hạ, Duyên hải miền Trung nằm ở khuất gió Tây Nam, đường bờ biển lại song song với gió Nam, Đông Nam nên chịu tác động của gió phơn, mưa ít.
Vào mùa đông do nằm ở sườn đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào nên có mưa nhiều.
+ Tây Nguyên có mưa vào mùa hạ, mùa đông khô rõ rệt: Đà Lạt có mùa mưa từ tháng IV đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng III.
Giải thích:
Vào mùa hạ, Tây Nguyên nằm ở phía đón gió Tây Nam từ biển thổi vào nên mưa nhiều.
Vào mùa đông, Tây Nguyên ở vị trí khuất gió Đông Bắc nên mưa ít.
c. Sự phân hóa đông – tây
Biểu hiện gần như trùng với phân hóa theo độ cao vì đặc điểm là dãy Trường Sơn có địa hình núi cao ở phía Tây; phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
Như vậy địa hình dãy Trường Sơn đã làm cho khí hậu nước ta bị phân hóa theo độ cao, theo hướng sườn mà biểu hiện rõ nét nhất là ở phần miền Trung Việt Nam.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.