Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm và các tháng.
Trang Atlat sử dụng: trang 9, trang 13, trang 14.
1. Đối với nhiệt độ
- Dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình năm để thấy được nền nhiệt độ nước ta cao, có sự phân hóa Bắc – Nam, theo độ cao (dẫn chứng).
- Dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng I để thấy nhiệt độ nước ta xuống thấp vào thời gian này, sự phân hóa theo độ cao và hướng sườn được thể hiện rất rõ nét (dẫn chứng)
- Dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng VII để thấy trong thời kì này nền nhiệt độ nước ta cao và có sự đồng nhất tương đối theo chiều Bắc – Nam, nhưng sự phân hóa theo độ cao lại được thể hiện rất rõ (dẫn chứng).
→ Rút ra kết luận: nền nhiệt độ nước ta cao và có sự phân hóa đa dạng: theo mùa, theo chiều Bắc – Nam, theo độ cao và hướng sườn.
2. Đối với lượng mưa
- Dựa vào bản đồ lượng mưa trung bình năm để thấy được lãnh thổ nước ta hàng năm nhận được lượng mưa lớn. Lượng mưa có sự phân hóa theo độ cao và hướng sườn rất rõ rệt (dẫn chứng).
- Dựa vào bản đồ lượng mưa từ tháng V đến tháng X ta thấy: đây là thời kì mùa mưa trên hầu khắp lãnh thổ nước ta. Các địa phương đều có mưa nhiều và chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lượng mưa trong năm. Lượng mưa có sự phân hóa theo không gian (dẫn chứng).
- Dựa vào bản đồ lượng mưa từ tháng XI đến tháng IV ta thấy được đây là thời kì mưa ít trên lãnh thổ nước ta. Lượng mưa có sự phân hóa theo không gian (dẫn chứng).
→ Rút ra kết luận: Nước ta có lượng mưa lớn; chế độ mưa có sự phân hóa rõ rệt theo mùa, theo độ cao và hướng sườn.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.