Dựa vào các trạm khí hậu Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh (trang 9, Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy rút ra những nhận xét về đặc điểm khí hậu của nước ta và giải thích.
Trang Atlat sử dụng: trang 9, trang 13, trang 14.
1. Đặc điểm về nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng).
Giải thích:
Do càng vào phía Nam càng gần xích đạo, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhận được nhiều, nhiệt độ càng cao.
- Nhiệt độ cao nhất: Cả ba địa điểm đều cao và tăng dần theo chiều Bắc – Nam (dẫn chứng). Hà Nội và Đà Nẵng có một lần cực đại còn Thành phố Hồ Chí Minh có hai lần cực đại vào tháng IV và tháng VIII.
Giải thích:
Do nước ta nằm ở vùng nội tuyến, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Hà Nội và Đà Nẵng gần chí tuyến hơn gần Xích đạo nên khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau vì thế chỉ có một tháng nhiệt độ đạt cực đại. Thành phố Hồ Chí Minh nằm gần Xích đạo hơn, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nên đường biểu diễn nhiệt độ thể hiện hai lần cực đại rõ rệt.
- Nhiệt độ thấp nhất: tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng):
Giải thích:
Do càng vào phía Nam góc nhập xạ càng lớn, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng giảm.
- Biên độ nhiệt độ: giảm dần từ Bắc vào Nam.
Giải thích:
Do càng vào phía Nam độ chênh lệch góc nhập xạ, thời gian chiếu sáng trong năm càng nhỏ và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng giảm.
2. Đặc điểm về lượng mưa
- Lượng mưa trung bình năm lớn và có sự phân mùa rõ rệt (dẫn chứng).
Giải thích:
Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa châu Á.
- Mùa mưa có sự khác biệt giữa ba địa phương:
+ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có mùa mưa từ tháng V đến tháng X vì ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ: Hà Nội mưa cực đại vào tháng VIII, Thành phố Hồ Chí Minh có hai cực đại vào tháng V và tháng IX. Các tháng mưa cực đại của hai địa điểm trên phù hợp với thời kì hoạt động mạnh của gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới đi qua.
+ Mùa mưa của Đà Nẵng diễn ra muộn hơn, từ tháng IX đến tháng XII, cực đại là tháng X. Vì Đà Nẵng nằm ở vị trí khuất gió Tây Nam vào thời kì mùa hạ, sang thu – đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và dải hội tụ nhiệt đới nên mưa nhiều.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.