Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 và những kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày đặc điểm và sự phân bố tài nguyên đất của nước ta.
1. Đặc điểm tài nguyên đất của nước ta
a. Rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam. Sự đa dạng của đất là kết quả tác động tổng hợp, lâu dài giữa đá mẹ, địa hình, khí hậu, thuỷ văn sinh vật và sự tác động của con người.
b. Bao gồm hai nhóm đất chính:
* Đất feralit: phân bố tập trung ở trung du và miền núi, bao gồm các loại:
- Đất feralit trên đá badan: diện tích khoảng 2 triệu ha, tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rải rác ở Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá. Đất này được hình thành trên cơ sở phong hoá đá badan, có tầng đất dày và khá phì nhiêu.
- Đất feralit trên đá vôi: tập trung ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Đất này được hình thành trên cơ sở phong hoá của đá vôi, giàu mùn, đạm, tơi xốp.
- Đất feralit trên các loại đá khác: chiếm diện tích lớn nhất, phân bố ở khắp trung du và miền núi nước ta.
* Đất phù sa: phân bố tập trung ở các đồng bằng châu thổ hoặc ven biển, bao gồm các loại:
+ Đất phù sa sông: tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng duyên hải miền Trung. Đất phù sa sông ở các đồng bằng có đặc điểm khác nhau:
• Đất phù sa sông ở đồng bằng Bắc Bộ: có thành phần cơ giới chủ yếu từ cát pha đến thịt trung bình. Do hệ thống đê nên phần lớn diện tích đất của đồng bằng sông Hồng không được bồi đắp hàng năm lại được quay vòng sử dụng nhiều nên nhiều nơi có hiện tượng đất bị bạc màu, giảm độ phì nhiêu Đất ngoài đê được bồi đắp hàng năm nên chủ yếu là đất cát pha, khá màu mỡ.
• Đất phù sa sông ở đồng bằng Nam Bộ tập trung nhiều ở ven sông Tiền, sông Hậu, có thành phần cơ giới nặng hơn, từ đất thịt đến đất) sét. Phần lớn diện tích của đồng bằng được phù sa sông Cửu Long bồi đắp vào mùa lũ.
• Đất phù sa sông ở đồng bằng duyên hải miền Trung: được hình thành do tác động của sông - biển, nên có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo mùn và dinh dưỡng.
+ Đất phèn, đất mặn: tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, rải rác ven biển Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Duyên hải Miền Trung. Đất phần có đặc tính chua; đất mặn có loại mặn ít, có loại mặn nhiều... tuy vào hàm lượng CT trong đất.
+ Đất cát biến: tập trung ven biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, đất nghèo mùn và N, P, K.
+ Đất xám trên phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, rìa phía bắc của Đồng bằng sông Hồng.
- Các loại đất khác và núi đá phân bố ở Tây Bắc, bắc Tây Nguyên..
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Kể tên và xác định phạm vi, ranh giới các miền, vùng khí hậu ở nước ta. Nếu ảnh hưởng của địa hình tới sự phân hóa các miền, vùng khí hậu đó.