Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

08/07/2024 34

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 và những kiến thức đã học. hãy nêu những khó khăn và hướng sử dụng tài nguyên đất hợp lí ở đồng bằng, trung du và miền núi,

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

     1. Khó khăn trong việc sử dụng tài nguyên đất

     a. Đối với vùng đồng bằng

     - Đồng bằng sông Hồng điển hình là nơi “đất chật, người đông”, bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp nhất trong cả nước. Do đẩy mạnh thâm canh nên nhiều nơi có hiện tượng đất bị thoái hoá, bạc màu giảm độ phì nhiêu, nhất là rìa phía bắc và đông bắc đồng bằng.

     - Đồng bằng sông Cửu Long diện tích bị nhiễm mặn, nhiễm phèn chiếm hơn một nửa diện tích của đồng bằng. Đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng, đất chặt, khó thoát nước.

     - Đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các dãy núi lan sát ra biển, điều kiện cơ giới hoá không thuận lợi. Đất phù sa có nguồn gốc sông – biển, chủ yếu là đất pha cát nên không thuận lợi cho việc trồng lúa so với trồng cây công nghiệp hàng năm.

     b. Đối với đất ở trung du và miền núi:

     - Do độ dốc lớn nên việc canh tác khó khăn vì mùa mưa dễ bị xói mòn đất, mùa khô dễ bị hạn hán. Công tác thủy lợi gặp nhiều khó khăn.

     2. Hướng sử dụng đất ở đồng bằng, trung du và miền núi

     a. Đối với vùng đồng bằng

     - Do bình quân đất nông nghiệp thấp nên phải có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

     - Thâm canh, tăng vụ trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí là hướng quan trọng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng.

     - Thuỷ lợi được coi là biện pháp hàng đầu đối với tất cả các vùng đồng bằng, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long.

     - Việc phát triển thuỷ lợi phải đi đối với quy hoạch tổng thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất của các vùng.

     - Việc sử dụng tài nguyên đất hợp lí ở các vùng đồng bằng cũng phải đi đối với việc sử dụng hợp lí đất chuyên dùng và thổ cư theo quy hoạch.

     b. Đối với vùng núi và trung du

     - Cần có biện pháp kết hợp nông – lâm nghiệp, trồng rừng, áp dụng kĩ thuật canh tác trên đất dốc để bảo vệ đất, chống xói mòn và giữ độ ẩm cho đất. Mô hình canh tác kết hợp thường là: trên đỉnh đổi thường trồng cây công nghiệp, cây lấy gỗ kết hợp chống xói mòn. Trên sườn đồi thường trồng cỏ kết hợp chăn nuôi gia súc ăn cỏ, hạn chế nước chảy trên mặt. Chân đồi làm các ruộng bậc thang trồng hoa màu, hoặc cây công nghiệp để có điều kiện giữ nước làm nông nghiệp.

     - Các thung lũng, bồn địa có điều kiện nước tưới có thể trồng cây lương thực để giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ.

     - Chuyển phần lớn các nương rẫy sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả vừa hạn chế tình trạng xói mòn đất, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

     - Hạn chế nạn du canh, du cư; vận động đồng bào vùng cao xuống định canh, định cư ở vùng thấp.

     - Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn, kết hợp với phát triển công nghiệp chế biến để phát huy thế mạnh tổng hợp nông nghiệp ở trung du và miền núi.

     - Bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 76

Câu 2:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 63

Câu 3:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 59

Câu 4:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 56

Câu 5:

a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 56

Câu 6:

So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 55

Câu 7:

a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 55

Câu 8:

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 54

Câu 9:

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.

Xem đáp án » 05/05/2024 54

Câu 10:

Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 52

Câu 11:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.

Xem đáp án » 04/05/2024 49

Câu 12:

Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 48

Câu 13:

3. Làm rõ sự phân bố dân cư không đều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và nêu hướng giải quyết.

Xem đáp án » 04/05/2024 48

Câu 14:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 47

Câu 15:

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.

Xem đáp án » 05/05/2024 47